Bật mí cách tạo bộ rễ đẹp cho cây cảnh

cách tạo rễ cho cây cảnh bonsai

Cách tạo rễ cho cây cảnh bonsai là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ của những nghệ nhân bonsai. Dân gian có câu “Nhất đế, nhì thân, tam cành, tứ giống” với hàm ý nhấn mạnh được tầm quan trọng của bộ rễ đối với cây. Đặc biệt trong nghệ thuật bonsai, bộ rễ đẹp là phần hấp để tăng tính thẩm mỹ cũng như quyết định đến giá trị của một cây kiểng. Hôm nay, mê cây cảnh sẽ chia sẻ cho bạn một số kỹ thuật tạo dáng rễ bonsai đẹp tại nhà.

Thời điểm để tiến hành tạo dáng cho rễ cây cảnh bonsai

Theo kinh nghiệm của những người chuyên chơi cây kiểng thì thời điểm thích hợp nhất để tạo rễ cho cây cảnh là từ tháng 11 âm lịch đến hết mùa xuân năm sau. Bởi thời điểm này thời tiết khả dễ chịu, ít mưa, ít nắng tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển và tạo ra những rễ mới. Đây cũng là thời điểm cây ngủ đông nên cũng sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi việc cắt tỉa tạo rễ. Tuy nhiên thời điểm thích hợp tạo rễ cho bonsai nó còn phụ thuộc vào đặc điểm sinh học của từng loại cây cũng như điều kiện thời tiết mà nơi bạn sống.

Dấu hiệu để sẵn sàng tạo dáng rễ cho cây cảnh

Không phải cây cảnh bonsai nào cũng có thể tạo rễ. Trước khi tiến hành tạo dáng cho bộ rễ bonsai thì bạn cần phải chú ý chọn lọc được loại giống cây có khả năng thích hợp với dáng rễ mà mình mong muốn. Đặc biệt tại thời điểm để tạo dáng rễ cho cây thì cây phải đáp ứng điều kiện về sức khỏe, tình trạng của hệ thống gốc. Nếu cây có các dấu hiệu sau thì chứng tỏ cây đã sẵn sàng để bạn chỉnh sửa tạo rễ như mong muốn:

  • Cây ra nhiều lá mới: Đây là dấu hiệu cho thấy cây đang trong quá trình phát triển tốt, có đủ sức để chịu đựng quá trình tạo rễ. Việc cây cho nhiều lá cũng chứng tỏ hệ thống rễ đang hoạt động tốt, có khả năng hấp thụ dinh dưỡng mạnh.
  • Rễ cây đã mọc đầy chậu: Khi rễ cây có dấu hiệu trồi lên mặt đất cho thấy rễ đã mọc quá nhiều, không còn không gian để sinh trưởng. Lúc này bạn có thể kết hợp tạo rễ và thay đất sang chậu cây cảnh để cung cấp môi trường mới cho cây dễ phát triển.
  • Cây không bị sâu bệnh: Dấu hiệu cho thấy cây đang khỏe mạnh, có thể chịu đựng được quá trình tạo rễ. Nếu cây có dấu hiệu sâu bệnh thì bạn cần phải tiến hành xử lý và đợi một khoản thời gian để cây hồi phục trước khi đem đi tạo rễ.

Các cách tạo bộ rễ đẹp cho cây cảnh

Dưới đây, mê cây cảnh sẽ chia sẻ một số kỹ thuật để tạo bộ rễ đẹp cho cây bonsai.

Tạo dáng cho rễ cây cảnh bằng kỹ thuật đôn cao rễ (rễ nổi)

Đôn cao rễ là kỹ thuật để nâng cao vị trí của bộ rễ lên trên mặt đất, tạo nên một vẻ đẹp kiểu cổ thụ. Kỹ thuật này chỉ áp dụng đối với các loại cây cảnh bonsai có khả năng ra rễ phụ thuộc ở gốc và thân kém. Ban đầu cây sẽ được trồng vào chậu có đáy sâu để rễ có thể mọc tự do. Sau một khoảng thời gian từ 6 – 1 năm thì bạn sẽ tiến hành thay đất sang chậu với loại chậu có độ sâu nông hơn và trồng nâng rễ lên khỏi mặt đất một đoạn ngắn.

Quy trình này sẽ được lặp lại cho đến khi cây đạt được bộ rễ theo mong muốn. Sau khi nâng đôn cao rễ, rễ sẽ dần ra khỏi mặt đất mà bạn phải sử dụng những vật liệu ẩm móng như rác mục ẩm, vải ẩm phũ lên phần rễ trong khoảng từ 7 – 10 ngày để cây được thích nghe với điều kiện môi trường mới, tránh cho lớp vỏ rễ ở phía trên bị hư hỏng do các điều kiện tác động như ánh sáng, nước, không khí.

kỹ thuật đôn cao rễ
Kỹ thuật đôn cao rễ để rễ nổi lên trên mặt đất

Kỹ thuật tạo rễ voặn xoắn bonsai trong chậu ống

Để tạo dáng rễ bonsai voặn xoắn bạn hãy sử dụng dây mềm có độ đàn hồi tốt giúp dễ uốn nắn, quấn nhiều vòng quanh bộ rễ để rễ tạo thành hình tròn giống như bó củi. Lưu ý nên bó lỏng để để tạo sự thông thoáng cho rễ cây dễ hô hấp.

Tiếp theo đem cây đi trồng vào chậu ống (loại chậy tròn có đường kính nhỏ nhưng sau) để giúp giữ cố định cũng như có không gian cho rễ phát triển dài ra. Bây giờ bạn hãy chăm sóc cây cảnh đúng cách để cây phát triển ít nhất 6 tháng trở lên. Sau đó cần thận lấy cây ra khỏi chậu, nhả dây mềm và bện bộ rễ vặn xoắn tạo thành những đường xoắn ốc uốn lượn đầy ấn tượng. Cuối cùng là trồng lại sang chậu lá lả hoặc bể để phơi bộ rễ văn nổi cao hẳn lên.

Kỹ thuật tạo dáng rễ cây cảnh hình chân nơm

Tạo dáng rễ bonsai hình chân rơm bạn hãy dùng dây buộc rễ bó lại như hình bó rơm trước khi đem đi trồng lại. Kỹ thuật này giúp định hình bộ rễ gọn gàng và tạo điểm nhấn cho tác phẩm bonsai. Tiếp theo hãy đổ một lớp đất vào đáy chậu, đảm bảo lượng đất phù hợp sao cho gốc cây và 1/3 bộ rễ phải ở trên mặt chậu. Sử dụng vật liệu cứng (như cơi, mành tre) để quây quanh miệng chậu, tạo thành một vành đai bảo vệ rồi tiếp tục đổ đất vào chậu để lấp chìm hết bộ rễ.

Sau đó bạn hãy chăm sóc bonsai đúng cách, khoảng một năm sau thì bỏ các vậy liệu quay chắn rồi nhẹ nhàng moi hết phần đất nổi trên mặt chậu. Dùng vòi xịt nước nhẹ nhàng rửa sạch bộ rễ. Lúc này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng bộ rễ bonsai hình chân nơm độc đáo, phơi lộ trên mặt đất, tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho tác phẩm bonsai của bạn.

kỹ thuật tạo rễ hình chân nơm
Tạo dáng rễ cho cây cảnh bonsai hình châm nơm độc đáo

Cách tạo dáng rễ lệch hướng cho cây cảnh bonsai

Đối với những cây bonsai đã có bộ rễ ban đầu, hãy chọn hướng có nhiều rễ to hơn để tạo bộ rễ lệch hướng, phù hợp với các dáng bonsai xiêu, hoành, huyền. Trồng cây nghiêng về phía đối diện với hướng có nhiều rễ to, đồng thời điều chỉnh bộ rễ cho đẹp mắt. Trong quá trình cắt tỉa thân cành để tạo dáng, nếu cần thiết, bạn có thể nhấc cây lên nhiều lần để tạo dựng bộ rễ lệch hướng hợp lý.

Phần rễ mới lộ ra khỏi mặt đất cần phải được che phủ bằng các vật liệu mềm ẩm như vải mềm, rác mục trong tầm khoảng 10 ngày. Điều này để giúp cho rễ thích nghi với môi trường mới và tránh bị ảnh hưởng bởi ánh nắng trực tiếp của mặt trời và những điều kiện sống trên mặt đất.

Trong nghệ thuật bonsai, cách tạo rễ cho cây cảnh bonsai nó sẽ phụ thuộc vào tính thẩm mỹ của từng nghệ nhân. Ngoài các kỹ thuật trên thì sẽ còn rất nhiều các kỹ thuật khác để tạo ra được những bộ rễ theo ý muốn. Để kích thích rễ nhanh ra thì bạn có thể sử dụng thêm các chất kích thích rễ hóa học hoặc hữu cơ tự làm. Đừng quên theo dõi mê cây cảnh để khám phá thêm nhiều kiến thức hữu khi chơi cây bonsai nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *