Kỹ thuật tạo bonsai dáng hoành độc đáo và tinh tế

các tạo bonsai dáng hoành

Bonsai dáng hoành là một trong những dáng thế cơ bản trong nghệ thuật bonsai. Cây cảnh dáng hoành được nhiều người chơi bonsai yêu thích bởi vẻ đẹp độc đáo và ý nghĩa tốt lành của nó. Để tạo dáng này cho cây cảnh không chỉ đòi hỏi kỹ thuật cao mà còn cần sự kiên nhẫn, tình yêu thiên nhiên và sự tinh tế trong từng chi tiết. Hãy cùng Mê Cây Cảnh khám phá ý nghĩa và những bước cơ bản để tạo bonsai dáng hoành tuyệt đẹp trong bài viết này nhé!

Lịch sử và nguồn gốc của bonsai dáng hoành

Bonsai dáng hoành còn được gọi là Shakan, là một trong những phong các bonsai cổ điển và phổ biến nhất. Cây dáng hoành được cho là bắt nguồn từ Trung Quốc từ rất lâu đời. Sau đó phong cách này du nhập sang Nhật Bản vào thế kỷ 13 và được phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những dáng thế bonsai tiêu biểu nhất tại đây.

bonsai dáng hoành có nguồn gốc trừ trung quốc
Bonsai dáng hoành có nguồn gốc trừ Trung Quốc từ xa xưa và trở nên phổ biến tại Nhật vào thế kỷ 13

Bonsai dáng hoành lấy cảm hứng từ những những cây cổ thụ sinh trưởng ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt. Do đó cây thường có thân nghiêng khoảng 70 đến 90 độ so với mặt đất, tạo nên vẽ đẹp uy nghi hùng vĩ và tượng trưng cho sức sống mãnh liệt. Cây cảnh dáng hoành mang vẻ đẹp độc đáo với các cành cây dài thẳng và mềm mại vươn ra, tạo nên sự tinh tế và sống động cho cây. Một số loại cây như cây Cần Thăng, cây Hoa Giấy và cây Sanh thường được tạo thành dáng hoành.

Ý nghĩa của cây cảnh dáng hoành

Cây cảnh dáng hoành được nhiều người yêu thích bởi những ý nghĩa tốt đẹp về mặt thẩm mỹ cũng như về mặt phong thủy mà nó mang lại.

Ý nghĩa về mặt thẩm mỹ

  • Vẻ đẹp mạnh mẽ, uy nghi: Dáng cây cong vẹo, cành nhánh mọc xòe rộng tạo nên sự mạnh mẽ và uy nghi. Được lấy cảm hứng từ những những cây cổ thụ mọc trên sườn núi hay ven biển, nơi chúng phải chống chọi với điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên.
  • Sự cân bằng, hài hòa: Dáng hoành tạo nên sự cân bằng và hài hòa giữa các yếu tố như thân cây, cành nhánh, tán lá, tạo nên một tổng thể đẹp mắt và thu hút.
  • Thể hiện sự phóng khoáng, tự do: Dáng cây vươn dài và hướng ra xa như thể hiện sự phóng khoáng, tự do và không bị gò bó bởi bất kỳ điều gì.

Ý nghĩa về mặt phong thủy

Cây bonsai dáng hoành là một trong những loại dáng thế mang lại lại ý nghĩa phong thủy tốt nhất:

  • Mang lại sự ổn định: Cây dáng hoành là biểu tượng của sự ổn định về tài chính, công việc và xã hội. Với vẻ đẹp tinh tế, dáng cây này có thể mang đến sự hài hòa cho môi trường xung quanh nó. Thân cây nằm ngang và có cách cành lá vương ra tượng trưng cho sự bềnh vững và sức sống mãnh liệt.
  • Thu hút tài lộc và may mắn: Theo phong thủy, nếu đặt cây cảnh dáng hoành ở vị trí phù hợp với gia chủ thì nó sẽ hỗ trợ tăng cường năng lượng dương và thu hút tài lộc và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
  • Phát triển bềnh vững: Cây dáng hoành được xem là đại diện cho sự ổn định, vững chắc và khả năng phát triển bềnh vững. Ngoài ra, loại cây này còn tượng trưng cho sự trường thọ, sự gắn kết trong gia đình và tình yêu.
  • Tạo sự ổn định, vững chắc: Dáng cây vững chãi, bám rễ sâu tượng trưng cho sự ổn định, vững chắc và luôn không ngừng cố gắng trong cuộc sống. Cây cảnh dáng hoành được tin rằng sẽ giúp gia chủ có được cuộc sống an yên, bình ổn.
ý nghĩa phong thủy của cây cảnh dáng hoành
Cây cảnh dáng hoành mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp cho gia chủ

Cách tạo bonsai dáng hoành chuẩn

Nghệ thuật tạo bonsai dáng hoành đòi hỏi người nghệ nhân cần phải tập trung và kiên nhẫn. Bạn có thể tham khảo cách tạo bonsai dáng hoành cơ bản và chuẩn nhất dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị

Chọn cây thích hợp:

Bạn cần phải chọn một cây khỏe mạnh và có khả năng định hình và giữ dáng tốt để tạo bonsai dáng hoành. Một cây cảnh phù hợp để tạo dáng cây này bao gồm các yếu tố sau:

  • Thân cây: Cần mạnh mẽ, đủ sức chịu lực uốn và không quá già để đảm bảo độ linh hoạt.
  • Gốc rễ: Phát triển mạnh mẽ, bám đất tốt.
  • Tán lá: Xanh tốt, không sâu bệnh.
  • Kiểu dáng: Thân cây có độ cong tự nhiên theo hướng mong muốn.

Dụng cụ:

  • Chậu cây: Nên chọn chậu có kích thước phù hợp với rễ cây để đảm bảo bộ phận này phát triển tốt. Ngoài ra nên lựa chậu có miệng rộng, vì khi cây ngã về một hướng sẽ rất dễ cây đổ cây.
  • Dụng cụ cây cảnh: Dao, kéo cắt tỉa, dây quấn, keo bôi sẹo cho cây, dụng cụ làm đất phù hợp với kích thước của cây,…

Bước 2: Tiến hành tạo bonsai dáng hoành

Trước khi tiến hành tạo dáng, bạn cần phải loại bỏ các cành lá mọc lộn xộn và gây rối mắt một cách cẩn thận để không làm tổn thương cây. Quá trình này giúp việc uốn nắn định hình cây trở nên dễ dàng hơn.

cắt tỉa trước khi tạo dáng hoành
Cắt tỉa trước khi tạo dáng hoành để quá trình uốn nắn dễ dàng hơn

Tiếp theo bạn sẽ tiến hành uốn thân cành và điều chỉnh để hoàn thiện dáng cây như sau:

  • Uốn thân cây: Bạn cần quan sát độ cong tự nhiên của thân cây và chọn hướng uốn phù hợp với hướng nghiêng. Tiếp theo bạn cần nhẹ nhàng uốn thân cây theo một độ cong mong muốn, thông thường là từ 70 đến 90 độ so với mặt đất đối với bonsai dáng hoành. Hãy vừa uốn vừa quấn dây thép cố định thân cây để đạt hiệu quả và độ cong tốt nhất.
  • Uốn cành: Bạn hãy định hướng cho từng cành cây cụ thể trước khi tiến hành uốn nắn dành cây. Hướng của các cành có thể dựa hướng cong của thân cây hoặc chỉa lên trời để tạo ra một tổng thể hài hòa, tránh gượng ép cho cây. Hãy vừa uốn nắn các cành vừa dùng thép để cố định dáng cành. Bạn có thể điều chỉnh độ cong của cành sau khi uốn bằng cách uốn lại hoặc sử dụng dây thép.
uốn nắn và dùng dây cố định dáng hoành
Uốn nắn cành và thân theo dáng hoành, dùng dây cố định thật kỹ

Bước 3: Cắt tỉa cây dáng hoành

Sau khi đã hoàn thành quá trình tạo hình, bạn cần tiếp tục cắt tỉa cho cây đến khi đạt được hình dáng như mong muốn:

  • Cắt tỉa giúp loại bỏ các cành và nhánh mọc vượt, mọc chen chúc, gây rối mắt và giúp giữ cho dáng hoành của cây được rõ ràng và đẹp mắt.
  • Cắt tỉa kích thích cây ra cành mới, giúp cây phát triển đều đặn và tạo khung tán đẹp mắt.
  • Loại bỏ các cành, nhánh già, yếu, sâu bệnh, giúp cây tập trung dinh dưỡng cho các cành nhánh khỏe mạnh để phát triển tốt hơn.
  • Lưu ý bôi keo liền sẹo cho cây để các vết cắt nhanh lành hơn.
cắt tỉa bonsai dáng hoành
Cắt tỉa bonsai dáng hoành thường xuyên để duy trì hình dáng

Một số lưu ý khi chăm sóc cây bonsai dáng hoành

Chăm sóc cây cảnh dáng hoành sau khi tạo dáng là một bước quan trọng để giúp cây phục hồi và phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là một số lưu ý cần thiết:

  • Tưới nước: Tưới nước đầy đủ và đền đặn cho cây, đảm bảo đất ẩm nhưng không bị úng. Tần suất tưới nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại đất, loại cây, kích thước cây và thời tiết. Nên tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc tối để tránh nước bốc hơi.
  • Bón phân: Bạn có thể sử dụng các loại phân bón hữu cơ hoặc phân bón hóa học bón định kỳ cho cây, thông thường sẽ từ 2-3 tháng một lần. Lưu ý nên bón phân với một hàm lượng phù hợp với từng loại và kích thước của cây, tránh làm cây bị sốc do dư thừa phân bón.
  • Ánh sáng: Đặt cây ở nơi có ánh sáng phù hợp với nhu cầu của từng loại cây. Hầu hết các loại bonsai đều cần ánh sáng mặt trời để thực hiện quá trình trao đổi chất tốt nhất, tránh để cây dưới ánh nắng quá gắt có thể gây héo úa và ảnh hưởng đến quá trình phát triển.
  • Nhiệt độ và độ ẩm: Duy trì nhiệt độ và độ ẩm phù hợp cho từng loại cây. Tránh để cây ở các môi trường có nhiệt độ và độ ẩm tiêu cực sẽ làm chậm quá trình phát triển, thậm chí là gây chết cây.
  • Thay đất: Thay đất định kỳ 2 đến 3 năm một lần để đảm bảo rễ cây phát triển tốt nhất. Nên thay đất vào mùa xuân và mùa thu để đảm bảo cây phục hồi nhanh chóng.
thay đất cho bonsai dáng hoành
Tthực hiện thay đất cho bonsai dáng hoành theo hướng dẫn
  • Cắt tỉa: Cắt tỉa định kỳ để cố định bonsai dáng hoành. Nên cắt tỉa định kỳ 2-3 tháng một lần và vào mùa xuân hoặc thu, khi cây đang trong giai đoạn phát triển mạnh.
  • Phòng trừ sâu bệnh: Quan sát cây thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu của sâu bệnh. Sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh ngay khi phát hiện thấy dấu hiệu phá hoại.

Tạo bonsai dáng hoành là một nghệ thuật đầy thử thách, đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ của các nghệ nhân. Mỗi tác phẩm cây cảnh đều là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn của người nghệ nhân đã tạo ra nó. Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn tổng hợp được những kiến thức bổ ích trong việc tạo dáng hoành cho cây cảnh. Chúc bạn thành công trên con đường chinh phục nghệ thuật bonsai!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *