Hành trình tạo tác bonsai dáng văn nhân đầy cảm hứng

cách tạo bonsai dáng văn nhân tinh tế và đẹp mắt

Dáng văn nhân là một trong những dáng bonsai độc đáo, luôn được các nghệ nhân ưu ái bởi sự tao nhã và  tinh tế của nó. Tuy nhiên để tạo nên một cây cảnh dáng văn nhân hoàn hảo đòi hỏi người nghệ nhân phải hiểu biết về cây cảnh và thành thạo các thao tác uốn nắn. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách tạo và chăm sóc bonsai dáng văn nhân hiệu quả và đẹp mắt.

Lịch sử phát triển của bonsai dáng văn nhân

Bonsai văn nhân hay còn gọi là Penjing có nguồn gốc lâu đời từ Trung Quốc. Cây bonsai dáng văn nhân được lấy cảm hứng từ nền văn học của Trung Hoa, xuất hiện rất nhiều trong các bức tranh và tác phẩm nghệ thuật của đất nước này từ xa xưa. Khi nghệ thuật bonsai được du nhập và phát triển mạnh mẽ tại Nhật Bản, dáng cây này đã được phát triển nhiều kỹ thuật uốn nắn mới. Qua đó góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạng cho bộ môn nghệ thuật tạo hình bonsai.

lịch sử phát triển của bonsai dáng văn nhân
Bonsai dáng văn nhân được lấy cảm hứng từ nền văn học của Trung Quốc

Ngày nay bonsai dáng nhân văn được ưa chuộng trên toàn thế giới bởi tạo hình độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hóa và triết lý sống của người Á Đông. Với vẻ đẹp thanh tao và ý nghĩa sâu sắc, cây cảnh dáng văn nhân luôn được các nghệ nhân bonsai và những người yêu thích nghệ thuật trân trọng gìn giữ.

Đặc điểm của cây cảnh dáng văn nhân

Bonsai văn nhân luôn thu hút người yêu nghệ thuật bởi vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nó., thể hiện qua một số đặc điểm nổi bật sau:

  • Thân cây đơn thon dài: Dáng văn nhân thường được tạo từ một thân cây đơn khả mảnh mai. Phần ngọn cây được uốn lượn mềm mại như những nét bút thanh tao trên giấy.
  • Ít cành: Không giống như những dáng bonsai khác, bonsai văn nhân sỡ hữu số lượng cành ít hơn. Các cành được bố trí thưa thớt và tạo thành các tầng lớp đẹp mắt.
  • Thân vươn cao: Thân cây vươn cao tạo cảm giác uyển chuyển, tĩnh lặngm thể hiện sự kiên cường và thể hiện sự gắn kết với thiên nhiên.
  • Rễ lộ ra: Rễ cây được tạo tác tỉ mỉ để lộ ra một phần trên mặt đất, tạo điểm nhấn độc đáo và thể hiện sự gắn kết với thiên nhiên.

Ý nghĩa của bonsai văn nhân

Cây bonsai dáng văn nhân mang đậm dấu ấn của nền văn học cổ đại, mang đến nhiều ý nghĩa tốt đẹp về mặt thẩm mỹ lẫn phong thủy.

Về mặt thẩm mỹ:

  • Vẻ đẹp thanh tao, tao nhã: Bonsai dáng văn nhân mang vẻ đẹp tinh tế và thanh tao, thể hiện sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. Dáng cây uốn lượn mềm mại và cành lá được tỉa tót gọn gàng tạo nên một bức tranh nghệ thuật độc đáo, mang đến cảm giác thư thái cho người ngắm nhìn.
  • Thể hiện sự sang trọng và đẳng cấp: Bonsai dáng văn nhân thường được trưng bày trong những không gian sang trọng như phòng khách hoặc phòng làm việc, thể hiện sự tinh tế và đẳng cấp của gia chủ.
  • Biểu tượng cho sự trường thọ và kiên cường: Dáng cây cong vẹo và uốn lượn như trải qua bao thăng trầm của thời gian, tượng trưng cho sức sống mãnh liệt và khả năng thích nghi trước nghịch cảnh của con người.

Về mặt phong thủy:

  • Theo quan niệm phong thủy, cây dáng văn nhân đẹp có khả năng thu hút tài lộc và may mắn cho gia chủ. Loại cây này thường được đặt ở những hướng tài lộc trong nhà để gia tăng tài vận.
  • Dáng cây này có thể hỗ trợ cân bằng năng lượng trong không gian sống, giúp giảm thiểu sự lo lắng và áp lực. Cây thường được đặt ở phòng khách hoặc phòng làm việc để tạo bầu không khí hài hòa và bình an.
  • Dáng cây uyển chuyển và hài hòa tượng trưng cho sự hòa hợp, tình yêu thương và sự cân bằng trong cuộc sống.
  • Cây cảnh dáng văn nhân có thân cây vương cao, hướng lên thể hiện sự thăng tiến trong công danh và sự nghiệp. Cây thường được đặt ở bàn làm việc để cầu mong thành công và may mắn.
cây dáng nhân văn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp
Cây dáng nhân văn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp về mặt thẩm mỹ lẫn phong thủy

Kỹ thuật tạo bonsai dáng văn nhân đẹp

Để tạo dáng văn nhân cho cây bonsai người nghệ nhân cần có sự hiểu biết sâu rộng về tạo hình cây cảnh, cùng với sự tỉ mỉ và nhẹ nhàng khi uốn nắn thân cây. Dưới đây là quy trình ba bước tạo ra một cây bonsai dáng văn nhân đẹp và cơ bản nhất:

Bước 1: Chuẩn bị

  • Chọn cây để tạo dáng: Nên chọn những cây có thân đơn, mảnh mai dễ uốn nắn tạo hình dáng văn nhân. Cây nên có kích thước phù hợp với không gian trưng bày. Nên chọn một cây khỏe mạnh, không sâu bệnh và có bộ rễ phát triển tốt để đảm bảo khả năng sinh trưởng và phát triển sau khi tạo dáng. Một số loại cây thường được sử dụng để tạo dáng văn nhân như: cây Tùng, cây Phong, cây Hoa Giấy,…
  • Chọn chậu cây: Chọn chậu cần tương xứng với kích thước của thân cây để đảm bảo rễ cây phát triển tốt và giữ cây đứng vững.
  • Chuẩn bị dụng cụ: kéo cắt cành, dây kém, kìm bấm,…

Bước 2: Bắt đầu tạo dáng văn nhân

Trước khi tiến hành uốn nắn, bạn cần định hình dáng cây và cắt tỉa các cành lá không liên quan. Chỉ giữ lại những cành lá ở từ phần mà bạn muốn uốn cây đổ xuống.

Để tạo dáng văn nhân đẹp, người nghệ nhân cần sử dụng phương pháp uốn tạo dáng từ cành rơi. Bạn cần dùng những loại dây dày hơn các cành thường để quân cho cành rơi để giữ được độ bền khi uốn cong mạnh. Ngoài ra để tránh làm nứt gãy cành, bạn hãy sử dụng dây nilon hoặc dây cao su non để bó chặt.

Đầu tiên bạn hãy uốn xuống một nhịp ở vị trí sát chân cành để tạo co đầu tiên, sau đó uốn vòng ra phía sau để tạo co thứ hai và đảm bảo độ sâu cho cành. Khi đã đạt được độ cong mong muốn, bạn tiếp tục uốn cành quay lại phía trước và chếch xuống gốc. Lúc này bạn hãy tiếp tục uốn để tạo ra co thứ ba, lúc này cành sẽ có độ cong hơi hướng lên phía trên để tạo sự đa chiều cho cây.

Tiếp theo bạn tiếp tục uốn vòng xuống dưới và hướng ra phía trước để tạo co thứ tư. Bạn tiếp tục uốn tương tự đến các co tiếp theo đến khi tạo được một cây dáng văn nhân đẹp và ưng ý. Lưu ý trong quán trình quấn dây, bạn nên chú ý dùng dây nhuôm tại những phần bị bẻ cong để tránh bị gãy.

Phần cành uốn lên trên đóng vai trò quan trọng trong việc tạo độ dày cho cành và vẻ đẹp đa chiều cho cây bonsai. Tuy nhiên, bạn không cần tuân theo chu kỳ uốn theo đúng thứ tự sau, trên, trước, mà hoàn toàn có thể uốn theo ý muốn của bản thân.

tiến hành uốn nắn tạo bonsai dáng văn nhân
Uốn nắn tạo hình bonsai dáng văn nhân một cách tỉ mỉ và nhẹ nhàng để tránh làm gãy cây

Bước 3: Cắt tỉa sau khi tạo dáng

Việc cắt tỉa sai khi tạo dáng cây văn nhân không chỉ hỗ trợ cây phát triển tốt hơn mà còn giúp duy trì hình dáng văn nhân của cây. Bạn có thể tham khảo cách cắt tỉa như sau:

  • Cắt tỉa theo hướng tạo dáng văn nhân, chú ý giữ lại những cành nhánh có vị trí đẹp.
  • Loại bỏ những cành lá không cần thiết, cành mọc thừa ở phần thân cây để duy trì hình dáng tinh tế cho cây.
  • Loại bỏ những cành, lá mọc um tùm, yếu ớt, sâu bệnh.
  • Tỉa bớt lá để tạo sự thông thoáng và nhẹ nhàng cho cây.
  • Nên cắt tỉa cây vào mùa xuân hoặc khi có thời tiết ấm áp để cây dễ dàng phục hồi.
cắt tỉa sau khi tạo dáng văn nhân
Cắt tỉa sau khi tạo dáng để định hình và duy trì dáng văn nhân

Tại sao nên tạo dáng văn nhân từ cành rơi?

Khi tạo dáng văn nhân, các nghệ nhân bonsai thường chọn phương pháp uốn từ cành rơi bởi những lý do sau:

  • Khi uốn cây theo phương pháp này sẽ tạo ra độ lắc và xoắc cho cành rơi, giúp người xem ngắn nhìn từ mọi góc độ đều cảm nhận được vẻ đẹp và sự hài hòa.
  • Khi uốn cây với một tỷ lệ phù hợp thì khi cây già đi vẫn giữ được dáng đẹp và ấn tượng ban đầu.
  • Đây là một phương pháp tạo hình khó, tuy nhiên lại cho ra một thành phẩm mãn nhãn và tạo ấn tượng mạnh đối với người xem. Nếu bạn uốn nắn được hai khúc khuỷu trong cùng một cành sẽ giúp gia tăng sự độc đáo và ấn tượng.

Chăm sóc sau khi tạo dáng cây văn nhân

Việc chăm sóc bonsai dáng văn nhân đòi hỏi bạn phải có sự tỉ mỉ và cẩn thận, cụ thể như sau:

  • Ánh sáng: Chú ý đặt cây ở nơi có đầy đủ ánh sáng tự nhiên để cây có thể phát triển tốt nhất. Lưu ý không nên đặt cây ở nơi có ánh sáng quá mạnh có thể làm cây bị héo, hoặc ánh sáng từ một phía sẽ khiến cây bị nghiêng theo hướng của ánh sáng.
  • Tưới nước: Tưới nước cho cây khi cảm thấy mặt đất se khô. Trấnh tưới nước quá nhiều có thể gây úng rễ và chết cây.
  • Phân bón: Nên sử dụng phân nón chuyên dụng cho bonsai và bón 2-3 tháng 1 lần để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho cây.
  • Tạo hình: Cần cắt tỉa và uốn nắn cây bonsai thường xuyên để giữ cho cây có hình dáng đẹp.
  • Sâu bệnh: Cần kiểm tra và xử lý kịp thời khi phát hiện dấu hiệu của sâu bệnh.
  • Vệ sinh: Vệ sinh cho cây bonsai văn nhân thường xuyên, loại bỏ bụi bẩn và lá lúa trên cây.

Trên đây là tất tần tật về kỹ thuật tạo dáng văn nhân và chăm sóc sau khi tạo dáng. Dáng cây này là một kiệt tác nghệ thuật mang trọn vẻ đẹp văn hóa của người Á Đông. Mỗi chi tiết trong tác phẩm đều được chăm chút tỉ mỉ, thể hiện sự kiên nhân và niềm đam mê của của người nghệ nhân. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích trong nghệ thuật tạo hình bonsai. Chúc bạn thành công với tác phẩm của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *