Cẩm nang phòng trừ các bệnh thường gặp ở cây cảnh

các bệnh thường gặp ở cây cảnh và cách điều trị

Các bệnh thường gặp ở cây cảnh là chính là nỗi lo lớn của người trồng và chăm sóc cây. Cây cảnh không chỉ làm đẹp không gian sống mà còn mang lại sự thư giãn. Tuy nhiên chúng cũng dễ mắc nhiều bệnh như sâu bọ, nấm mốc và vi khuẩn. Những bệnh này có thể làm cây yếu đi hoặc chết nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết này của mê cây cảnh sẽ cung cấp thông tin về các bệnh trên cây bonsai và cách điều trị tận gốc, giúp bạn chăm sóc cây cảnh hiệu quả hơn.

Các bệnh thường gặp ở cây cảnh

Các bệnh trên cây cảnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và vẻ đẹp của cây, làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của chúng. Khi nhiễm bệnh, các bộ phận trên cây như lá, thân và rễ có thể bị hư hại nghiêm trọng. Tình trạng này không chỉ làm mất đi giá trị thẩm mỹ của cây cảnh mà còn gây ra nhiều khó khăn và chi phí cho việc điều trị và chăm sóc.

Nếu không điều trị dứt điểm các loại bệnh này thì sẽ rất dễ lây lan sang các bộ phận khác, hoặc tệ nhất là gây chết cây. Mặc dù có nhiều phương pháp điều trị, các loại bệnh trên cây cảnh vẫn luôn là nỗi đau đầu của người trồng. Để bảo vệ cây cảnh của mình khỏi những loại bệnh, người trồng cần chú ý đến những dấu hiệu thay đổi trên cây và tìm ra phương pháp điều trị sớm nhất. Dưới đây là một số loại bệnh thường gặp ở cây cảnh và gợi ý cách điều trị triệt để mà người chăm sóc cây cảnh có thể tham khảo:

1. Bệnh đốm lá

Bệnh đốm lá là một trong các bệnh về lá cây phổ biến ảnh hưởng đến nhiều loại cây cảnh khác nhau. Bệnh này bị gây ra bởi nhiều tác nhân như nấm, vi khuẩn hoặc do điều kiện môi trường bất lợi. Bệnh gây ra các đốm với kích thước, hình dạng và màu sắc khác nhau trên lá, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp và sinh trưởng của cây.

Dấu hiệu lá cây bị bệnh

  • Xuất hiện các đốm với kích thước, hình dạng và màu sắc khác nhau như tím, đỏ, nâu, đen,…
  • Lá có thể bị vàng, úa và rụng.
  • Bề mặt lá có thể bị gồ ghề hoặc lồi lõm.
bệnh đốm lá trên cây cảnh
Bệnh đốm lá gây ảnh hưởng đến khả năng quang hợp và sinh trưởng của cây

Cách phòng ngừa và điều trị:

  • Khi lá cây xuất hiện những vết đốm, bạn có thể ngắt bỏ những chiếc lá đó và mang đi đốt để phòng ngừa lây lan ra các lá khác.
  • Bạn có thể kết hợp pha loãng đồng sulfat và vôi sống để phun cho cây. Khi kết hợp dung dịch này và phun đều lên cây sẽ giúp ngăn ngừa và điều trị hiệu quả bệnh đốm lá, bảo vệ cây khỏi nấm mốc và vi khuẩn gây hại.
  • Ngoài ra khi lá non bắt đầu xuất hiện, bạn có  phun thuốc bảo vệ thực vật để phòng ngừa và điều trị bệnh. Các loại thuốc như Thiophanate Methyl, Mancozeb, các loại thuốc gốc đồng và Carbendazim đều rất hiệu quả. Thực hiện phun thuốc liên tiếp 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Chú ý phun thuốc vào những đợt lá ra vào đầu mùa mưa, vì đây là thời điểm cây dễ bị bệnh nhất do độ ẩm cao và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc.

2. Bệnh phấn trắng

Bệnh phấn trắng cây cảnh là một loại bệnh do nấm gây ra, thường xảy ra nhiều trong mùa mưa phùn. Đây là một trong các loại bệnh thường gặp trên cây cảnh, nấm sẽ tạo ra một lớp bột màu trắng mịn trên bề mặt lá, thân và cành. Giai đoạn đầu thường chỉ có một vài đốm nhỏ, nếu không chữ trị kịp thời sẽ lan rộng sang các vùng khác và chuyển thành màu xám.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Trên lá: Xuất hiện các đốm trắng mọn, giống bột phấn. Những đốm trắng này thường bắt đầu từ dưới mặt lá và sau đó lan dần lên mặt trên.
  • Thân và cành cây: Nấm có thể phát triển trên thân và cành, tạo thành lớp màu trắng hoặc xám. Cành non có thể bị cong hoặc teo tóp.
  • Hoa: Hoa có thể bị nhiễm nấm, dẫn đến biến dạng và rụng hoa.
bệnh phấn trắng trên cây hoa hồng
Bệnh phấn trắng lan rộng khiến cây sinh trưởng kém

Cách phòng ngừa và điều trị:

  • Ngắt bỏ các phần cành lá bị nhiễm bệnh để tránh lây lan qua các bộ phận khác.
  • Đặt cây ở vị trí đủ sáng, thoát nước và thoáng gió. Rắc bột lưu huỳnh để ngăn ngừa các loại nấm phát triển.
  • Một trong những phương pháp hiệu quả là pha dung dịch vôi trong với lưu huỳnh, với nồng độ từ 0,3-0,5%, sau đó pha loãng với nước. Dung dịch này giúp tiêu diệt các mầm bệnh và nấm gây hại, đồng thời bảo vệ cây khỏi các tác nhân gây bệnh trong tương lai. Hãy phun đều dung dịch lên toàn bộ cây để đảm bảo tất cả các bộ phận của cây đều được bảo vệ.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dung dịch natri bicacbonat. Pha natri bicacbonat với nồng độ từ 0,1% đến 0,2% trong nước, sau đó phun xịt đều lên toàn bộ cây. Dung dịch này có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn, giúp bảo vệ cây khỏi các loại bệnh phổ biến.

3. Bệnh thán thư

Bệnh thán thư là một bệnh trên cây bonsai phổ biến ảnh hưởng đến nhiều loại cây cảnh khác nhau, gây ra bởi nhiều loài nấm. Bệnh gây hại trên nhiều bộ phận của cây như lá, cành, chồi non, quả non, hoa, thậm chí cả thân cây. Bệnh thán thư phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt, mưa nhiều và nhiệt độ cao.

Dấu hiệu lá cây bị bệnh:

  • Lá: Xuất hiệu các đốm nâu, hình tròn hoặc bầu dục. Các đốm bệnh có thể lan rộng và liên kết với nhau, tạo thành những mảng lớn.
  • Trên cành và chồi non: Xuất hiện các vết nâu, lóm xuống. Khi các đốm này lan rộng có thể gây chết cành, chồi non.
  • Quả non: Xuất hiện các đốm nâu và bị lõm xuống, gây ra tình trạng thối quả.
  • Hoa: Hoa bị nhiễm bệnh có thể chuyển nâu, khô héo và rụng.
bệnh thán thư trên cây cảnh
Bệnh Thán Thư khá phổ biến và gây hại cho nhiều bộ phận của cây

Cách phòng ngừa và điều trị:

  • Vệ sinh xung quanh cây cản, cắt tỉa lá để tạo độ thông thoáng. Điều này giúp cây nhận được nhiều ánh sáng hơn và hạn chết sự phát triển của các loại nấm gây bệnh.
  • Tưới đủ nước nhưng chú ý không làm đất quá ẩm ướt tạo điều kiện cho nấy sinh sôi.
  • Khi thời tiết ấm và ẩm, người trồng cần chú ý phun thuốc: Bavistin 50 FL 0,1%; Benlate 50 WP 0,1% để phòng ngừa việc sinh sôi này nở của các loại nấm.
  • Khi cây xuất hiện các dấu hiệu của bệnh thán thư, người chăm sóc cây cảnh có thể sử dụng các loại thuốc như:Propineb, Tebuconazole, ThiophanateMethyl, Carbendazim, Benomyl, Bordeaux, Difenocanazole.

4. Bệnh bồ hóng

Bệnh bồ hóng, hay còn gọi là bệnh nấm muội, là một bệnh lý phổ biến ảnh hưởng đến nhiều loại cây trồng khác nhau. Bệnh này được gây ra bởi nhiều loài nấm thuộc họ Capnodiaceae, điển hình là Capnodium Mangiferae. Nấm phát triển trên mật rệp tiết ra, tạo thành lớp đen như bồ hóng phủ trên bề mặt lá, cành và quả.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Xuất hiện lớp đen như bồ hóng phủ trên bề mặt lá, thường tập trung ở mặt dưới lá.
  • Lớp bồ hóng có thể dày đặc, che phủ toàn bộ bề mặt lá, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây.
bệnh bồ hóng trên cây cảnh
Bẹnh Bồ Hóng là một trong những bệnh lý thường gặp trên nhiều cây trồng

Cách phòng ngừa và điều trị:

  • Người trồng cây không nên đặt các cây quá sát nhau, cắt tỉa gọn gàng và tưới tiêu thường xuyên. Các vết đen trên cây có thể bị xịt trôi bởi các vòi nước có áp suất mạnh nên việc tưới cây thường xuyên cũng là một cách để giảm sự lây lan của bênh bồ hóng.
  • Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị bồ hóng như: Sairifos 585EC, Manozeb 80WP. Các loại thuốc này có chứa các hoạt chất giúp ức chế và diệt trừ các loại nấm gây bệnh bồ hóng.

5. Bệnh mốc xám

Bệnh mốc xám là một trong các loại bệnh thường gặp ở cây cảnh, gây ra bởi nấm Botrytis cinerea. Nấm tấn công mọi bộ phận của cây, từ lá, thân, cành, hoa đến quả, đặc biệt là trong điều kiện ẩm ướt và thiếu ánh sáng.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Xuất hiện các đốm màu trắng và úng trên lá. Các đốm này sẽ dần chuyển sang màu xám hoặc nâu, bao phủ toàn bộ lá và khiến lá bị héo.
  • Ở môi trường có độ ẩm cao, nấm tạo thành các lớp mốc màu xám trên lá và lây lan sang có bộ phận khác như hoa, thân và quả. Các bộ phận bị nhiễm bệnh sẽ bị bao phủ bởi lớp mốc màu trắng xám.

Cách phòng ngừa và điều trị:

  • Tránh làm tổn thương cây vì nấm Botrytis cinerea sẽ tấn công vào các vị trí cây bị hở.
  • Thường xuyên kiểm tra và loại bỏ những bộ phận hư hỏng để tránh lây lan diện rộng.
  • Bạn có thể sử dụng thuốc diệt nấm sinh học để tiêu diệt nấm Botrytis cinerea.

6. Bệnh xoắn lá

Bệnh xoắn lá là một trong các bệnh về lá cây thường gặp ở một số loại cây cảnh. Bệnh do virus gây ra, lây lan qua nhiều con đường như: côn trùng chích, hạt giống mang mầm bệnh,…

Dấu hiệu nhận biết:

  • Một phần hoặc toàn bộ lá cây dày hơn so với kích thước bình thường.
  • Lá cây chuyển từ màu xanh xám sang đỏ tím.
  • Bề mặt lá có một lớp bột trắng và chuyển dần sang nâu.

Cách điều trị:

  • Ngắt hết lá mang bệnh để ngăn ngừa việc lây lan sang các lá khác.
  • Pha lưu huỳnh và vôi tỷ lệ 3:5, phun đều lên cây để ngăn ngừa sự lây lan của virus. Nên phun hỗn hợp này 2-3 lần vào mùa xuân, mỗi lần cách nhau từ 7-10 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Pha RV05 vào nước với tỷ lệ phù hợp và phun đều lên các bộ phận của cây. Phun định kỳ 7-15 ngày/lần để phòng bệnh hiệu quả.

7. Bệnh đốm đen

Bệnh đốm đen là một bệnh trên cây bonsai phổ biến gây ra bởi một loại nấm. Theo thời gian, các đốm đen phát triển thành từng mảng khiến cây mất đi vẻ đẹp và thiếu dinh dưỡng.

Dấu hiệu nhận biết

  • Xuất hiện các đốm đen trên lá. Nếu để càng lâu các đốm đen sẽ càng to và lan rộng ra toàn bộ cây.
  • Các đốm đen do nấm gây ra sẽ có viền vàng hoặc nâu xung quanh. Đốm đen do vi khuẩn sẽ có rìa lở loét hoặc nhấp nhô.
bệnh đốm đen - bệnh trên cây cảnh
Bệnh đốm đen trên lá khiến cây mất vẻ đẹp và thiếu dinh chất nuôi cây

Cách điều trị:

  • Sử dụng Zineb 65% pha loãng 800-1000 lần để tiến hành phun đều cây. Hoặc có thể sử dụng bột hòa nước Thiophanate-Methyl 70% pha loãng 800 lần. Các loại thuốc này có khả năng phòng trị nấm gây bệnh đốm đen trên cây cảnh.
  • Người trồng có thể sử dụng các sản phẩm điều trị có khả năng tiêu trừ vi khuẩn để diệt tận gốc mầm bệnh đốm đen như STREPGOLD 100WP. Đây là thuốc chuyên đặc trị vi khuẩn hiệu quả, giúp diệt trừ mầm bênh xoắn đốm đen hại cho cây.

8. Bệnh rỉ sắt

Bệnh rỉ sắt hay còn gọi là bệnh gỉ sắt, một loại bệnh khá phổ biến ở các cây cảnh đặc biệt là các cây hoa mai vàng, cây hoa lan. Tác nhân chính gây nên bệnh rỉ sắt lá nấm, khi chúng xâm nhập sẽ tạo ra các cụm bã gỉ ở mặt dưới cửa lá và các bộ phận khác của cây.

Dấu hiệu nhận biết

  • Thường xuất hiện chủ yếu trên lá với các vết bệnh màu vàng nhạt Sau đó phát triển lớn dần thành ổ bào tử hạ màu vàng nâu và biến thành vết rỉ màu nâu đen. Từ đó gây giảm khả năng tổng hợp chất lượng và năng suất cây dạng chấm nhỏ.
  • Ngoài ra bệnh còn xuất hiện trên thân, cành cây non, hoa và trái. Khi cây cảnh bị nhiễm bệnh gỉ sắt thường yếu, còi cọc và kém phát triển.
bệnh rỉ sắt thưởng gặp trên cây cảnh
Bệnh rỉ sắt làm cây trồng bị yếu, kém phát triển

Cách điều trị:

  • Sử dụng thuốc bột Zineb 65% pha loãng 500-600 lần hoặc Thiophanate-Methy1 70% pha loãng 1000 lần để phun xịt đều lên cây, giúp phòng trị bệnh rỉ sắt.
  • Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị bệnh gỉ sắt. Ví dụ như CHAPAON 770WP có chứa các hoạt chất phòng trừ sâu bệnh phổ rộng, hoặc AZOSTAR GOLD 35SC có tác động nội hấp, tác động diện rộng và bảo vệ cây trồng khỏi bệnh gỉ sắt.

9. Bệnh thối gốc chảy nhựa

Nguyên nhân chính gây nên bệnh thối gốc là do nấm Phytophthora palmivora và Phytophthora nicotianae. Loại nấm này phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt, thiếu ánh sáng. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như chăm sóc cảnh không đúng cách như tưới quá nhiều nước, bón phân không hợp lý, thay đổi nhiệt độ đột ngột,… cũng có thể tạo điều kiện cho nấm phát triển và gây bệnh. Đây là một loại bệnh khá phổ biến trên cây nguyệt quế.

Dấu hiệu nhận biết

  • Vỏ cây tại vị trí bị bệnh bị sũng nước, mềm nhũn, chuyển màu nâu hoặc đen.
  • Nước chảy ra từ vết bệnh, có màu nâu hoặc đen, có mùi hôi.
  • Vết bệnh lan rộng dần, khiến phần vỏ cây bị thối rữa, lộ ra phần gỗ bên trong.
  • Cây còi cọc, phát triển kém, lá vàng úa và rụng.
  • Trong trường hợp nặng, cây có thể chết đột ngột.
bệnh thối gốc chảy nhựa ở cây cảnh
Bệnh thối gốc chảy nhựa do nấm gây ra trong môi trường ẩm ướt, thiếu ánh sáng

Cách phòng và điều trị: 

  • Tránh gây ra các vết thương trên cây, điều này sẽ tạo điều kiện cho các loại nấm phát triển và gây ra bệnh thối gốc chảy nhựa cho cây.
  • Bôi các loại thuốc trừ nấm phù hợp cho các vết thương của cây, đề phòng sự xâm nhập của nấm.
  • Khi phát hiện cây bị nhiễm bệnh, bạn hãy sử dụng dao cạo để loại bỏ phần vỏ cây bị nhiễm. Sau đó, bạn có thể sử dụng thuốc Ridomyl Gold hoặc Aliette pha với liều lượng 20g/lít nước. Dùng cây cọ sơn để bôi thuốc đều lên vết cắt đã loại bỏ phần nhiễm bệnh. Lặp lại quá trình này nhiều lần cho đến khi vết bệnh khô hẳn và cây bắt đầu phục hồi. Điều này giúp ngăn chặn sự lan rộng của bệnh và tạo điều kiện cho cây phục hồi sức khỏe.

>>>Tham khảo ngay một số các loại sâu hại cây cảnh thường gặp và cách điều trị hiệu quả

Trên đây là một số các bệnh thường gặp ở cây cảnh, dấu hiệu nhận biết cùng những phương pháp phòng trị hiệu quả. Nếu bạn áp dụng thành thạo những kiến thức này, cây cảnh của bạn sẽ luôn khỏe mạnh và tránh được những bệnh tật không mong muốn. Hy vọng bài viết này đã mang lại cho bạn những thông tin bổ ích cho quá trình chăm sóc và bảo vệ cây cảnh của bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *