Cách làm đất trồng cây cảnh đơn giản tại nhà

cách làm đất trồng cây cảnh

Đất trồng cây cảnh là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Đặc biệt khi trồng cây cảnh bonsai trong chậu với không gian hạn hẹp thì việc làm đất trồng là vô cùng quan trọng. Trong bài viết dưới đây, mê cây cảnh sẽ hướng dẫn bạn cách làm đất trồng cây cảnh đơn giản ngay tại nhà. Cùng theo dõi ngay nhé.

Vai trò của các loại đất trồng cây cảnh

Đất trồng đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của cây cảnh, cung cấp những yếu tố quan trọng cho sự sống và sức khỏe của cây. Đất trồng lý tưởng thông thường sẽ bao gồm 3 thành phần chính: 40% chất rắn, 30% không khí và 30% nước.

Một số vai trò chính của các loại đất trồng cây cảnh:

  • Cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào cho cây, bao gồm các nguyên tố đa lượng và vi lượng thiết yếu cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
  • Đất trồng có khả năng giữ nước và cung cấp nước cho cây thông qua bộ rễ.
  • Đất trồng có độ thoát khí tốt sẽ giúp cung cấp oxy cho rễ cây, tạo điều kiện cho cây hô hấp và phát triển khỏe mạnh.
  • Các loại đất trồng cây cảnh tốt nhất có thể giúp cố định rễ cây giúp cây đứng vững, chống lại các tác động của gió hay các yếu tố ngoại lực khác.
  • Đất trồng là môi trường sống cho nhiều vi sinh vật có lợi hỗ trợ phân hủy chất hữu cơ, cung cấp dinh dưỡng cho cây cảnh và cải thiện cấu trúc đất.
các loại đất trồng cây cảnh đóng vai trò quan trọng đối với cây
Các loại đất trồng cây cảnh đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây

Ưu điểm của việc tự làm đất trồng cây cảnh tại nhà

Đất đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của tất cả các loại cây,  ảnh hưởng trực tiếp từ mọi khía cạnh như rễ, thân, cành, lá cũng như vẻ đẹp tổng thể của cây. Trong đó Bonsai là loại cây cảnh đẹp nhờ vào bộ rễ nên cần được chăm sóc một cách đặc biệt. Dưới đây là những ưu điểm của việc tự tay làm đất trồng bonsai tại nhà:

Kiểm soát được chất lượng của đất

  • Khi tự làm đất, bạn có thể lựa chọn nguyên liệu phù hợp với nhu cầu và sở thích của bản thân.
  • Bạn có thể kiểm soát được tỷ lệ phối trộn các thành phần, đảm bảo đất trồng có đầy đủ dinh dưỡng và thoát nước tốt.
  • Việc tự làm đất giúp bạn tránh được những loại đất trồng bonsai kém chất lượng, có thể chứa hóa chất độc hại hoặc mầm bệnh.

Tiết kiệm chi phí

  • Việc tự làm đất trồng cây bonsai tại nhà sẽ có giá thành rẻ hơn nhiều so với đất mua sẵn. Nếu bạn có ý định trồng nhiều cây bonsai sẽ giúp tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
  • Bạn có thể tận dụng các nguyên liệu sẵn có trong nhà để làm đất trồng bonsai, giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả.

Phù hợp với từng loại cây cảnh cụ thể

  • Mỗi loại cây bonsai sẽ sinh trưởng trên một loại đất khác nhau. Do đó việc tự làm đất giúp bạn điều chỉnh tỷ lệ phối trộn các thành phần để phù hợp với từng loại bonsai cụ thể, đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh.
  • Ngoài ra việc tự tay làm đất trồng bonsai còn giúp bạn hiểu rõ được hơn về nhu cầu của từng loại cây, nâng cao kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc cây.
ưu điểm khi làm đất trồng cây cảnh
Tự làm đất trồng cảnh giúp tiết kiệm chi phí, kiểm soát chất lượng đất

Yêu cầu cơ bản về đất trồng cây cảnh

Khi tự làm đất trồng cây cảnh bạn phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau để giúp cây sinh trưởng tốt:

  • Đất trồng phải sạch: Đất sạch là đất đã qua xử lý, không chứa mầm bệnh, đảm bảo bộ rễ của cây luôn khỏe mạnh, tránh được các tác nhân gây hại.
  • Đảm bảo về độ chắc: Đất trồng cây cảnh cần có độ chắc chắn nhất định để giữ cây đứng vững, tránh gãy đổ, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Việc sử dụng giá đỡ cho cây cũng là giải pháp hữu ích để hỗ trợ cây đứng vững và phát triển tốt hơn.
  • Đất có độ thông thoáng tốt: Thông thường các loại cây bonsai sẽ không chịu được ngập úng. Do đó, việc lựa chọn đất trồng có độ thông thoáng tốt là vô cùng quan trọng. Đất tơi xốp, thoát nước nhanh sẽ giúp cây hô hấp dễ dàng, tránh được tình trạng úng rễ, tạo điều kiện cho cây phát triển mạnh mẽ.
  • Đất có khả năng giữ nước: Bên cạnh chọn đất có độ thoát nước tốt nhưng vấn phải song song với điều kiện giữ được lượng nước nhất định. Việc cân bằng giữa việc thoát nước và giữ nước để đảm bảo cây luôn đủ nước mà không bị úng.
  • Đất giàu dinh dưỡng: Đất trồng cây bonsai phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để cây luôn khỏe mạnh, tăng cường khả năng kháng bệnh và sâu bệnh.

Hướng dẫn cách làm đất trồng cây cảnh

Nguyên liệu cần có khi làm đất trồng

Mỗi loại cây sẽ có những đặc điểm khác nhau nên việc lựa chọn bãi đất trống cũng phải căn cứ vào đặc điểm của cây để mang lại hiệu quả cao nhất. Thông thưởng để làm đất trồng bonsai sẽ bao gồm những nguyên liệu cơ bản sau:

  • Đất trồng có thể dùng đất mùn, đất phù sa hoặc đất thịt nhiều mùn. Khi lấy đất về, làm các công việc cải tạo đất như xới đất, nhặt sạch cỏ dại, phơi nắng, trộn vôi để diệt hết mầm mống vi khuẩn, sâu bệnh. (Bạn có thể sử dụng đất Akadama vì có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt, cũng như chứa nhiều dinh dưỡng)
  • Pumice (đá bọt): Đây là một loại đá núi lửa, được tạo ra khi một ngọn núi lửa phun trào dữ dội, làm cho macma sủi bọt. Đá bọt có đặc tính rất nhẹ, giữ ẩm nhưng không ướt, tiết kiệm phân bón, nhờ các lỗ nhỏ trên bề mặt nên nó có thể giữ nước, phân bón, cung cấp dần cho cây, lâu bền không bị mục, có thể tái sử dụng.
  • Phân hữu cơ oai mục: Phân hữu cơ cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cây. Bạn có thể tận dụng các loại phân bò, phân gà đã qua xử lý để loại bỏ các loại mầm bệnh gây bệnh cho cây.
  • Một số thành phần khác: Ngoài những nguyên liệu chính trên, bạn có thể bổ sung thêm một số thành phần khác như than hoa, tro trấu, vỏ cây, v.v. để tăng thêm dinh dưỡng và độ thông thoáng cho đất.
nguyên liệu cơ bản làm đất trồng cây cảnh
Nguyên liệu cơ bản để làm đất trồng cây cảnh

Tỷ lệ trộn đất trồng cây cảnh

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu bạn có thể trộn chúng lại với nhau theo tỷ lệ 60% đất trồng, 10% đá bọt, 20% phân hữu cơ và 10% là mụn dừa, tro trấu. Tỷ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu của từng loại bonsai cụ thể. Ví dụ, nếu bạn trồng loại bonsai cần nhiều nước, bạn có thể tăng lượng xơ dừa lên 20% và giảm lượng đất xuống 50%.

Quy trình để phối trộn đất trồng bonsai

  • Bước 1: Đặt lưới thoát nước vào đáy chậu bonsai. Lưới thoát nước giúp thoát nước tốt, tránh tình trạng úng rễ cho cây.
  • Bước 2: Cho một lớp đá bọt lên trên, lớp đá này sẽ giúp tăng khả năng thoát nước cho đất và tạo độ thông thoáng cho rễ cây.
  • Bước 3: Cho hỗn hợp đất đã trộn bao gồm đất 50% đất Akadama và 20% phân hữu cơ
  • Bước 4:Đặt cây bonsai vào chậu, đảm bảo vị trí cân bằng và rễ cây được trải đều.
  • Bước 5: Cho thêm hỗn hợp đất vào chậu, lấp đầy xung quanh gốc cây. Nén nhẹTưới nước từ từ vào chậu cho đến khi nước chảy ra khỏi đáy chậu. Tưới nước giúp đất và rễ cây được bão hòa.
  • Bước 7: Phủ một lớp xơ dừa lên bề mặt đất. Lớp xơ dừa giúp giữ ẩm cho đất và tạo thẩm mỹ cho chậu bonsai.

Hướng dẫn cách tái sử dụng đất làm bầu

Khi trồng cây bonsai trong chậu sau một khoảng thời gian thì bạn cần phải thay đất và di chuyển cây sang chậu có kích thước to hơn để cây hút chất dinh dưỡng. Lúc này lượng đất cũ bạn hoàn toàn có thể tái sử dụng. Việc tái sử dụng đất bầu sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí cũng như tài nguyên. Các bước tái sử dụng đất trồng cũ như sau:

Bước 1: Tiến hành xử lý đất trồng

Để sử dụng lại đất đã qua sử dụng thì trước tiên bạn cần phải khử trùng và loại bỏ những rễ cây còn sót lại trong đất. Việc khử trùng đất sẽ làm loại bỏ môi trường chứa các loại nấm trong đất gây bệnh cho cây. Để khử trùng đất bạn có thể làm như sau:

  • Khử trùng bằng nhiệt: Phơi đất dưới ánh nắng mặt trời trong ít nhất 2-3 ngày để tiêu diệt mầm bệnh và vi sinh vật gây hại. Nên đảo đều đất mỗi ngày để đảm bảo tất cả các phần đất đều được tiếp xúc với ánh nắng.
  • Khử trùng bằng dung dịch thuốc trừ nấm: Pha loãng dung dịch thuốc trừ nấm theo hướng dẫn trên bao bì và tưới đều lên đất. Để đất khô hoàn toàn trước khi sử dụng.
xử lý đất trồng bằng nhiệt độ
Xử lý đất trồng bằng cách đem đi phơi nắng

Bước 3: Thực hiện cải tạo đất

  • Bổ sung chất hữu cơ: Trộn đất với phân compost, phân chuồng hoai mục hoặc xơ dừa theo tỷ lệ 1:3. Chất hữu cơ giúp cải thiện cấu trúc đất, tăng cường độ phì nhiêu và giữ ẩm tốt hơn.
  • Điều chỉnh độ pH: Kiểm tra độ pH của đất bằng máy đo pH. Nếu đất quá chua (pH < 6), hãy bón thêm vôi hoặc đá vôi để tăng độ pH. Nếu đất quá kiềm (pH > 7), hãy bón thêm lưu huỳnh nông nghiệp hoặc than bùn để giảm độ pH.
  • Tăng độ thông thoáng: Trộn đất với cát thô, đá perlite hoặc đá vermiculite theo tỷ lệ 1:4. Các vật liệu này giúp tăng độ thông thoáng cho đất, giúp rễ cây phát triển tốt hơn.

Lưu ý: Đối với những cây bonsai con hay cây mới trồng thì cần phải thay đất mới hoàn toàn để có độ dinh dưỡng tốt hơn. Không nên tái sử dụng đất đã bị nhiễm bệnh nặng hoặc có quá nhiều nấm mốc.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về cách làm đất trồng cây cảnh tại nhà. Nếu bạn trồng với số lượng lớn thì việc tự làm đất trồng sẽ tiết kiệm được chia phí cũng như dễ dàng kiểm soát được độ dinh dưỡng cho cây. Hy vọng thông qua những chia sẻ này sẽ giúp bạn tích lũy thêm được kinh nghiệm để biết cách chăm sóc cây cảnh của mình nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *