Cây Trà Phúc Kiến – Cách trồng và chăm sóc Trà Phúc Kiến bonsai

tìm hiểu về cây trà phúc kiến

Cây Trà Phúc Kiến là một trong những cây kiểng được nhiều người lựa chọn để làm quà tặng vào các dịp lễ đặc biệt bởi nó mang ý nghĩa phong thủy rất tốt. Qua bàn tay của các nghệ nhân cây cảnh, Trà Phúc Kiến được tạo thành những tác phẩm nghệ thuật vô cùng đẹp mắt. Để tìm hiểu về cây trà phúc kiến, ý nghĩa cũng như cách trồng và chăm sóc đúng cách thì mời bạn cùng mê cây cảnh khám phá ngay bài viết dưới đây nhé.

Trà Phúc Kiến là cây gì?

Cây trà phúc kiến hay còn được gọi là cây Bùm Sụm hay cây mù u nhỏ có tên khoa học là Ehretia Microphylla, thuộc họ tử thảo có nguồn gốc ở một số nước Châu Á mà phổ biến nhất là tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc.

Loài cây này thuộc thân gỗ nhỏ, thân xu xì, cánh nhánh phát triển mạnh, cây trưởng thành có thể đạt chiều cao đến 5m. Lá của cây có màu xanh sẫm, mọc thành từng chùm, kéo dài, lá nhỏ hình bầu dục, có viền gai. Vào mùa xuân cây sẽ cho ra hoa màu trắng, mọc từng chùm. Quả Trà Phúc kiến có hình tròn màu xanh và chuyển sang màu đỏ cam khi chín. Vậy quả Trà Phúc Kiến có ăn được không? Tất nhiên là ăn được, nó là món tuổi thơ của rất nhiều nhiều người. Khi ăn quả chín sẽ mềm, có vị ngọt nhẹ.

đặc điểm của cây trà phúc kiến
Đặc điểm và ý nghĩa của Cây Trà Phúc kiến

Cây Trà Phúc Kiến có tác dụng gì?

Khi nhắc đến cây trà phúc kiến, chúng ta nên đề cập đến hai công dụng nổi bật của loài cây này:

  • Hiện nay, cây Trà Phúc Kiến được trồng chủ yếu làm bonsai với mục đích làm quà tặng hay để trang trí không gian sống. Bởi trong phong thủy, loài cây có thể trừ tà, giúp cho hôn nhân, gia đình luôn êm ấm, công việc thuận lợi và gia chủ luôn gặp may mắn.
  • Lá của Trà Phúc Kiếm còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như caffeine, theophylline, catechins và polyphenols. Vì vậy nó có thể thu hoạch để làm trà, giúp giảm đường huyết, hỗ trợ hệ tiêu hóa. Theo kinh nghiệm dân gian, cây bùm sụm có thể hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, giảm ho, tiêu đờm, kháng khuẩn và chống dị ứng.

Trà Phúc Kiến có uống được không?

Chúng tôi khẳng định rằng Trà Phúc Kiến có thể uống được. Cây trà phúc kiến là loại cây được trồng để thu hoạch lá trà, sau đó được chế biến thành các sản phẩm như trà đen, trà xanh, trà oolong và trà sữa. Vì vậy, lá trà phúc kiến có thể được sử dụng để pha chế các loại trà và hoàn toàn có thể uống được.

Lá trà phúc kiến chứa nhiều chất dinh dưỡng như caffeine, theophylline, catechins và polyphenols và đã được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các lợi ích này bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hạ đường huyết và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, như với bất kỳ loại đồ uống có caffeine nào khác, việc tiêu thụ quá nhiều lá trà phúc kiến có thể gây ra một số tác dụng phụ, chẳng hạn như lo lắng, mất ngủ và tăng nhịp tim.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây Trà Phúc Kiến

Cây Trà Phúc Kiến có sức sống mãnh liêt, tuổi thọ trung bình cao, có thể thích nghi với nhiều điều kiện sống khác nhau. Sau đây, mecaycanh sẽ hướng dẫn bạn cách trồng và chăm scó Trà Phúc Kiến bonsai để làm nghệ thuật trang trí.

Vị trí đặt Trà Phúc Kiến bonsai

Cây Trà Phúc Kiến là một loại cây ưa sáng nhưng sẽ không chịu được ánh nắng quá gắt. Nhiệt độ thích hợp nhất là từ 15 – 30 độ C. Cây cũng có thể chịu được nóng và lạnh nhưng nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp cũng sẽ khiến cho cây dễ bị chết.

Khi trồng Trà Phúc Kiến bonsai trong chậu bạn có thể đặt cây gần nơi cửa số, ban công có mái che, có ánh nắng chiếu vào những không trực tiếp. Vào mùa đông giá rét bạn có thể dời cây vào trong nhà để cây duy trì được nhiệt độ trên 5 độ C.

Trong phong thủy, khi trang trí cây Trà Phúc Kiến trong nhà hay văn phòng thì bạn nên đặt chúng theo hướng Đông hoặc Đông Bắc để giúp khai vận may mắn nhé.

đặt trà phúc kiến ở nơi có nắng vừa
Nên đặt Trà Phúc Kiến ở những nơi có ánh sáng vừa đủ

Kỹ thuật để nhân giống Trà Phúc Kiến

Cây Trà Phúc Kiến rất dễ sống, bạn có thể dễ dàng nhân giống bằng cách gieo hạt, giâm cành hoặc chiết cành. Mỗi phương pháp sẽ có ưu điểm cũng như kỹ thuật trồng khác nhau.

  • Phương pháp gieo hạt: Hạt sau khi chín bạn có thể thu hoạch để lấy hạt hoặc có thể lựa chọn nguồn giống tại các cửa hàng cây cảnh.  Sau đó gieo hạt vào đất trồng đã chuẩn bị trước đó. Hạt giống sẽ được gieo cách mặt đất không quá 2mm để cây có thể dễ dàng nảy mầm. Sau khi gieo hạt, hãy tưới một lớp nước nhẹ nhàng và đặt ở những nơi có ánh sáng yếu.
  • Phương pháp giâm cành: Lựa chọn cành bánh tẻ ở cây mẹ, không quá non cũng không quá già, không có dấu hiệu bị sâu bệnh từ cây mẹ. Dùng dao cắt một đoạn từ 10 – 15 cm, sau đó giâm cành trực tiếp vào đất giàu dinh dưỡng. Đặt cành vào đất giâm sao cho một phần của cành vấn tiếp xúc với đất và phần cành còn lại phải nằm ở trên. Để giúp cây nhanh ra rễ bạn có thể sử dụng
  • Phương pháp chiết cành: Lựa chọn một cành cây chắc khỏe từ cây mẹ, sau đó đặt dao vuông góc với cành cây và cắt ngang phần vỏ. Sau đó sử dụng đất ẩm + xơ dừa bó sát vào phầ n vừa cắt. Đợi sau một thời gian rễ sẽ bắt đầu mọc ra và đợi đến khi rễ chắc khỏe thì bạn cắt ra và đem trồng vào chậu.
nhân giống cây trà phúc kiến
Kỹ thuật nhân giống cây Trà Phúc kiến

Cách trồng cây Trà Phúc Kiến

  • Đất trồng:

Cây Trà Phúc Kiến không quá kén đất nhưng để cây phát triển tốt thì bạn nên lựa chọn những loại đất mùn, tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Tốt nhất là bạn nên trộn đất theo tỷ lệ 60% đất có nhìu chất mùn, 10% than bùn, 10% sơ dừa, 10% tro trấu + 10% phân chuồn oai mục. Để loại bỏ các loại nấm gây hại có trong đất thì bạn nên sử dụng Trichoderma để xử lý đất trước khi trồng.

đất trồng cây trà phúc kiến
Công thức đất trồng cây Trà Phúc Kiến
  • Trồng cây:

Chiết cành ngâm xuống nước từ 1-2 tiếng, đặt cây giống xuống chậu đất, lấp đất ấn mạnh cho đất bằng sau đó tưới nước, nên tưới lượng vừa phải, để đất đủ độ ẩm. Sau một thời gian cây lên chồi và phát triển thay chậu mới lớn hơn cho cây.

Tưới nước cho Trà Phúc Kiến

Trà Phúc Kiến là một cây cũng khá ưa nước nên bạn cần phải tưới cây thường xuyên, không nên để cho đất khô ráo hẳn. Đặc biệt khi trồng Trà Phúc Kiến bonsai trong chậu thì bạn cần phải đảm bảo cho cây có hệ thống thoát nước tốt để cây không bị úng.

Mỗi ngày hãy bổ sung nước cho cây từ 1 – 2 lần và có thể lên đến 3 lần vào những ngày hè nắng nóng. Để không làm loãng về mặt của đất bạn nên sử dụng dụng cụ tưới phun sương trên bề mặt lá 70% và 30% từ thân xuống rễ. Đây cũng là một mẹo để giúp loại bỏ một số côn trùng đu bám hút nhựa cây. Đặc biệt loại cây này rất nhạy cảm với florua nên nước để tưới cây cần là nước lọc hoặc đã loại bỏ florua. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo cách tưới nước cho cây cảnh chi tiết hơn trên trang của chúng tôi.

Bón phân cho cây Bùm Sụm Bonsai

Để giúp cây cây có đủ dinh dưỡng phát triển cành lá, bạn cần phải bón phân là 2 tuần/lần vào mùa xuân hè và 1 tháng/lần vào mùa thu đông. Khi bón phân bạn có thể sử dụng hữu cơ, đặc biệt là phân bánh dầu ngâm nước và phân bánh bã vụn khô. Phân bánh dầu có thể ngâm nước bón vào tháng 4 và tháng 10, mỗi tháng bón một lần. Phần bánh bã vụn khô bón vào đầu mùa đông. Lưu ý nếu trồng Trà Phúc Kiến mini thì không nên bón loại phân chứa hàm lượng Nitro quá cao bởi nó sẽ làm lá cây bị to và mềm.

Cách cắt tỉa cây Trà Phúc Kiến

Cây Trà Phúc Kiến có tốc độ phát triển tương đối nhanh. Vì vậy để cây giữ được dáng bonsai thì bạn cần phải cắt tỉa thường xuyên. Loại bỏ những cành không cần thiết hoặc cành đã hỏng để tạo ra hình dáng và cấu trúc mong muốn cho cây.

Khi uốn cành cần cắt tỉa bớt lá hoặc những cành quá sát vào nhau gây khó khăn cho việc tạo dáng cây bonsai. Uốn thân trước rồi sau đó đến cành chính, tiếp theo là uốn những cành quanh thân cây bonsai tính từ gốc lên đến ngọn cây. Uốn cành lớn trước rồi cành nhỏ sau. Để tạo dáng cây bonsai, quấn dây kẽm theo những hình dáng đã được định hình từ trước, cắm một đầu dây kẽm vào mâm tạo điểm cố định.

tỉa và uốn cành cho cây trà phúc kiến
Tỉa và uốn cảnh Trà phúc Kiến theo ý muốn

Thay chậu

Khi nhận thấy lá cây chậm phát triển, nhiều lá vàng thì đây là thời điểm bạn nên thay đất cho cây. Đặc biệt khi trồng Trà Phúc Kiến trong chậu, sau một thời gian đất sẽ nghèo dinh dưỡng. Thời gian thích hợp để thay đất cho cây là vào cuối mùa đông, bởi thời điểm này cây thường tiêu tốn ít năng lượng, ta sẽ bắt đầu thay đất để tái tạo dinh dưỡng cho cây.

Để sang chậu thay đất bạn hãy dùng dao cùn xắn từ từ phần đấy sát thành chậu cho đến khi bầu đất và thành chậu được tách ra. Để tiết kiệm thời gian thì trước đó bạn có thể tưới đến cho đất thật nhão như vậy khi nghiêng chậu là có thể lấy ra. Tiến hành cắt bỏ phần rễ lớn, rễ con đã quá già chừa lại phần rễ non. Sau đó cho cây vào chậu có đất mới và trồng lại như bình thường.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây Trà Phúc Kiến cũng có thể bị nhiễm sâu như bất kỳ loại cây cảnh khác. Một số loài sâu phổ biến có thể gây hại cho cây Trà Phúc Kiến bao gồm sâu bướm, sâu róm, bọ cánh cứng, và sâu đục thân. Những sâu này có thể gây ra các vấn đề như ăn lá, ăn mầm hoa hoặc gây hại trực tiếp cho cây bằng cách ăn thân cây.

Để phòng ngừa sâu, bạn có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc và kiểm tra định kỳ cho cây, loại bỏ lá cây đã rụng và kiểm tra sát trên cây để phát hiện sớm các dấu hiệu của sâu. Nếu phát hiện sâu bệnh có thể sử dụng những loại thuốc trừ sâu sinh học để không ảnh hưởng môi trường cũng như sức khỏe cho gia đình bạn.

Quan trọng nhất, việc duy trì sự cân bằng sinh học trong vườn cây cũng là một cách hiệu quả để kiểm soát sâu bệnh mà không gây hại đến môi trường.

Trên đây là đặc điểm cũng như cách trồng và chăm sóc cây Trà Phúc Kiến. Với những người mệnh Kim rất hợp với màu trắng, do đó nếu bạn mệnh Kim thì hãy nên tự tay chăm sóc cho mình một cây Trà Phúc Kiến nhé. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với những người yêu thích cây bonsai.