Hướng dẫn từ A – Z cách giâm cành cây cảnh bonsai

cách giâm cành cây cảnh bonsai

Giâm cành cây cảnh bonsai là một phương pháp nhân giống phổ biến nhất hiện nay được tạo ra từ chính thân của cây mẹ. Với phương pháp này sẽ giúp rút ngắn được thời gian nhanh hơn so với phương pháp gieo hạt. Trong bài viết dưới đây, mê cây cảnh sẽ hướng dẫn bạn đầy đủ quy trình để giâm cành bonsai. Nếu bạn đang có ý định nhân giống bonsai bằng phương pháp này thì nhất định phải theo dõi hết bài viết nhé!

Giâm cành là gì?

Giâm cành là một trong những phương pháp phổ biến nhất hiện nay để nhân giống cây trồng vô tính. Phương pháp này không đòi hỏi sử dụng hạt mà thay vào đó, sử dụng các phần của cây như cành, lá, hoặc thân để tạo ra cây mới. Quy trình bắt đầu bằng việc cắt một phần của cây mẹ và đặt nó vào đất hoặc nước để phát triển rễ. Sau đó, phần này sẽ phát triển thành một cây mới độc lập. Phương pháp này được ưa chuộng vì tính đơn giản và hiệu quả của nó, có thể áp dụng cho nhiều loại cây trồng khác nhau và dễ thực hiện ngay cả đối với người mới bắt đầu trồng cây.

Ưu điểm của phương pháp giâm cành cây cảnh bonsai

Có rất nhiều phương pháp để nhân giống cây bonsai, trong đó giâm cành là phương pháp được nhiều nhà vườn và cả những người chơi bonsai sử dụng nhiều nhất bởi những ưu điểm sau:

  • Giữ nguyên được đặc tính của cây mẹ: Với phương pháp giâm cành thì cây con sẽ mang đầy đủ các đặc điểm di truyền của cây mẹ bao gồm cả hình dáng, màu sắc lá, khả năng đơm hoa kết quả. Điều này sẽ giúp bạn có thể tạo ra những bản sao giống hệt với cây mẹ mà bạn yêu thích,
  • Tỷ lệ thành công cao: So với phương pháp gieo hạt thì với giâm cành sẽ có thời gian để cây phát triển nhanh hơn, tỷ lệ thành công sẽ cao hơn.
  • Quy trình thực hiện đơn giản: Kỹ thuật giâm cành bonsai không quá phức tạp cũng không đòi hỏi quá nhiều dụng cụ. Bạn chỉ cần làm theo đúng quy trình là có thể tự giâm cành bonsai tại nhà.
  • Dễ dàng tạo dáng bonsai: Khi giâm cành bạn sẽ lựa chọn những cành nhánh dẻo dai, khỏe mạnh nên nên việc tạo các thế dáng bonsai sẽ dễ dàng hơn.ư

Thời điểm thích hợp để giâm cành cây cảnh

Thông thường thời điểm thích hợp nhất để giâm cành đó là từ giữa cuối mùa thu cho đến đầu mùa xuân. Trong thời gian này cây bắt đầu phát triển chậm và có xu hướng thay lá nên quá trình chọn cành giâm sẽ dễ hơn. Tùy vào điều kiện khí hậu ở khu vực bạn sống và đặc điểm của cây cảnh bonsai mà bạn lựa chọn thời điểm thích hợp để giâm cành. Nếu khu vực bạn sống quá lạnh vào mùa đông thì tốt nhất nên giâm cành vào đầu mùa thu.

Quy trình nhân giống bonsai bằng giâm cành

So với các phương pháp nhân giống bonsai khác thì giâm cành là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và tỷ lệ thành công rất cao. Cụ thể khi giâm cành bonsai sẽ trải qua 6 bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và đất trồng

Trước khi tiến hành giâm cành bonsai thì bạn nên chuẩn bị một số dụng cụ sau:

  • Dao: Dụng cụ này sẽ dùng để cắt cành giâm. Lưu ý nên sử dụng dao sắc bén để đảm bảo vết cắt được phẳng và mịn, giúp cành dễ ra rễ hơn.
  • Kéo: Sử dụng kéo để loại bỏ phấn lá và hoa trên cành giâm.
  • Kìm cắt cành: Nếu như cành quá dày hoặc không thể cắt bằng dao thì bạn nên sử dụng kìm chuyên dụng cắt cành để vết cắt dứt khoát.
  • Chậu: Khi thực hiện giâm cành bạn nên sử dụng chậu được làm bằng các chất liệu có thể dễ phá vỡ như nhựa hay sứ để sau này có thể thay đất sang chậu cho bonsai khi cây đã phát triển khỏe mạnh.
  • Dung dịch kích thích ra rễ: Để cây nhanh cho ra rễ thì bạn có thể sử dụng các loại dung dịch để kích thích quá trình tạo rễ ở cây.
  • Đất trồng (giá thể): Nên lựa chọn đất tới xóp, có độ PH phù hớp với loại cây cần giâm, có độ thoát nước tốt.
dụng cụ để giâm cành cây cảnh bonsai
Dụng cụ cần chuẩn bị trước khi giâm cành cây cảnh bonsai

Bước 2: Lựa chọn nhánh cành cần giâm

Để quyết định đến tỷ lệ thành công và chất lượng của cây cảnh bonsai con thì việc lựa chọn cành để giâm là điều vô cùng quan trọng:

  • Sức khỏe cành giâm: Khi giâm cành bonsai nên lựa chọn cành, nhánh từ cây mẹ có ít nhất 2 – 3 năm tuổi. Cành phải khỏe mạnh, không bị sâu bệnh nấm mốc, có nhiều chồi non. Nên chọn cành có kích thước lý tưởng từ 0.5 – 1cm.
  • Vị trí của cành: Nên chọn các cánh ngay bên dưới một mắt lá, cành có xu hướng ra ngoài vì những cành này sẽ hấp thụ nhiều ánh sáng giúp cây dễ phát triển hơn. Không nên lựa chọn những cành mọc ở phần gốc cây vì những cành này thường khá yếu ớt và rất khó ra rễ. Tốt nhất là nên chọn những cành bánh tẻ (đoạn có nhánh chữ Y).
  • Chiều dài cành cắt: Nên chọn các cành dài từ 20 – 30 cm hoặc có thể có từ 2 – 3 mắt giúp cây dễ ra chồi.
chọn cành khỏe mạnh để giâm
Lựa chọn cành khỏe mạnh từ cây mẹ 2 – 3 năm tuổi

Bước 3: Tiến hành pha chế dung dịch thuốc kích rễ

Để kích thích rễ nhanh ra thì các nhà vườn sẽ thường sẽ dụng các dung dịch để kích rễ. Bạn có thể mua thuốc kích rễ tại các cửa hàng chuyên cây cảnh hoặc bạn có thể tự tạo ra những dung dịch hữu cơ tại nhà vừa an toàn vừa tiết kiệm:

  • Mật ong: Bạn có thể pha mật ông với nước nóng theo tỷ lệ 1:3. Sau đó để cho dung dịch nguội rồi nhúng phần cành cây đã cắt vào dung dịch.
  • Sử dụng nước lá liễu: Lựa chọn khoản 30 đoạn liễu non không có lá sau đó cho tất cả vào bình nước sôi với lượng nước gấp đôi lượng lá liễu. Tiếp đến lấy dung dịch để ở nơi có nắng ít nhất 24 rồi bỏ bình xịt và tưới đều cho cành cây trước khi giâm cành sẽ có tác dụng giúp kích thích rễ nhanh mọc hơn.
  • Sử dụng giấm táo: Lấy một muỗi giấm táo hoàn tan cùng 1 lít nước, khuấy đều hỗn hợp và nhúng cành cần giâm vào. Tiếp đến cho phần cành vừa nhúng lúc này vào bột quế xay nhuyển trước khi đem đi trồng.

Bước 4: Tiến hành giâm cành cây cảnh

Sau khi cắt cành cần giâm và chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thì bước cuối cùng là bạn giâm cành vào chậu. Lấy cành cần giâm ngâm qua dung dịch kích rễ và cắm vào đất với độn sâu bằng 1/2 độ dài của cành theo góc nghiêng 45 độ so với mặt đất để giúp tăng diện tích đất tiếp xúc.

Nếu như giâm cùng lúc nhiều cành thì khoảng cách giữa các cành từ 10 – 15 cm. Sau khi cắm cành xuống đất phép chặt các phần đất xung quanh để cố định cây. Cuối cùng tưới một lượng nước vừa đủ để cây được bám chặt vào đất.

tiến hành giâm cành bonsai
Bắt đầu giâm cành xuống đất

Bước 5: Chăm sóc cây sau khi giâm cành

Sau khi giâm cành bonsai vào chậu bạn hãy đặt chứng ở nơi có độ sáng tầm 60%, tuyệt đối không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp dễ làm cho các chồi non bị khô. Để cây ở nhiệt độ thích hợp từ 20 – 25 độ, có độ ẩm từ 80 – 90%.

Tháng đầu tiên sau khi giâm cành bạn cần phải tưới một lượng nước vừa đủ hàng ngày. Từ tháng thứ 2 trở đi thì bạn có thể giảm tần suất xuống 2 ngày/lần. Bạn cần tuân thủ theo các bước tưới nước cho cây cảnh để cây phát triển tốt, tránh tưới nước quá nhiều sẽ dễ gây ngập úng.

Để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây thì bạn nên bón thúc phân chuồng bằng cách pha loãng ở nồng độ 0.5% trong 2 tháng đầu tiên. Sau đó có thể tăng nồng độ lên 1% để cây dần thích ứng tốt hơn.

Bước 6: Tiến hành trồng cây vào vườn hoặc chậu mới

Sau một thời gian bạn sẽ thấy cành giâm bắt đầu này chồi và ra lá non. Đợi cho các tán lá phát triển thêm chút nữa là bạn có thể tách chúng ra để trồng vào vườn hoặc chậu. Để trồng cây vào chậu hoặc ra vườn thì trước tiên bạn sẽ xác định được độ dài của rễ bằng cách đào nhẹ xuống gốc cây. Sau khi xác định được đường kình của bầu đấy thì bạn sẽ đào lỗ để trồng tương ứng với kích thước đó. Ngay khi trồng bạn cần ép chặt đất ở phần gốc để tăng độ vững chắc cho cây.

Một số lưu ý khi nhân giống bonsai bằng giâm cành

Khi thực hiện nhân giống bonsai bằng giâm cành thì bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên thực hiện cắt cành giâm vào buối sáng sớm, khi cắt xong nên chốc ngọn xuống đất và chĩa phần cắt lên trời.
  • Khi giâm cành xong cây con chưa tạo rễ nên bạn cần đặt vào vị trí ở những nơi khuất gió để cây không bị ngã.
  • Khi giâm cành nên cắt bớt lá trong đoạn cành giâm để giúp cây giữ được lượng nước trong cành giâm, giúp cây tăng khả năng sống sót.
  • Nên cắt vát cành giâm nhọn theo góc 45 độ để tăng diện tích tiếp xúc của cây với đất trồng và lấy được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  • Sau khi giâm cành thường xuyên quan sát và điều chỉnh chế độ chăm sóc phù hợp. Nếu cảm thấy cành giâm có dấu hiệu héo úa thì cần loại bỏ để giâm cành mới.

Có thể nói giâm cành cây cảnh bonsai là một trong những phương pháp nhân giống dễ nhất, tiết kiệm được khá nhiều thời gian và tỷ lệ thành công cũng khá cao. Hiện nay một số dòng bonsai thường được giâm cành như cây Linh Sam, cây hoa giấy, cây Cần Thăng,…Để đảm bảo thành công thì bạn hãy làm theo đúng quy trình mà mê cây cảnh đã chia sẻ nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *