Khám phá các kỹ thuật lão hóa cây cảnh chi tiết nhất

ky thuat lao hoa bonsai

Lão hóa cây cảnh là một nghệ thuật tạo dáng tinh tế, biến các loại cây cảnh thành tác phẩm nghệ thuật sống động. Các kỹ thuật lão hóa bonsai giúp tạo nên vẻ đẹp cổ điển, trang nhã và thể hiện sự khéo léo của người chăm sóc. Hãy cùng Mê cây cảnh khám phá những kỹ thuật lão hóa cây cảnh đẹp nhất trong bài viết dưới đây, để hiểu rõ hơn cách mỗi cây cảnh trở thành một tác phẩm độc đáo và ý nghĩa.

Kỹ thuật lão hóa cây cảnh Đỉnh Chết (Jin)

Jin trong tiếng Nhật có nghĩa là đỉnh, ngọn cây hoặc nhánh cây bị chết. Đây là một kỹ thuật lão hóa cây cảnh độc đáo trong nghệ thuật Bonsai nhằm thổi hồn vào tác phẩm, biến hóa chúng thành những kiệt tác mang đậm dấu ấn thời gian. Nhờ áp dụng kỹ thuật này mà Bonsai của bạn sẽ không chỉ đẹp mắt mà còn toát lên vẻ già dặn, như đã trải qua bao thăng trầm của thời gian.

kỹ thuật lão hóa cây cảnh - đỉnh chết (jin)
Kỹ thuật lão hóa cây cảnh – Đỉnh chết (Jin) có nghĩa là đỉnh, ngọn cây hoặc nhánh cây bị chết

Cách thực hiện:

Bước 1: Sử dụng dụng cụ chuyên dụng như lưỡi đục hình máng hoặc dao bén để tỉ mỉ lột bỏ một phần vỏ cây, lộ ra lớp gỗ bên trong. Dùng giấy nhám mịn chà xát bề mặt gỗ cho đến khi nhẵn bóng, tạo cảm giác mượt mà.

Bước 2: Nhen lửa từ đèn cầy hoặc bật lửa gas, nhẹ nhàng nung phần gỗ theo ý muốn. Lưu ý điều chỉnh lượng nhiệt phù hợp để tránh làm cháy hoặc tổn hại đến sức khỏe của cây. Kỹ thuật này không chỉ giúp tạo hình cho gỗ mà còn góp phần tô điểm thêm những đường nét, dấu ấn của thời gian lên tác phẩm Bonsai.

Bước 3: Pha loãng dung dịch axit citric hoặc canxi sunfat theo tỷ lệ thích hợp.  Sau đó hãy dùng cọ quét nhẹ nhàng dung dịch lên bề mặt gỗ, tạo hiệu ứng “giả cổ” độc đáo. Cần lưu ý không để dung dịch thấm quá nhiều vào gỗ vì có thể gây hại cho cây.

Kỹ thuật lão hóa bonsai – Lột vỏ (Shari)

Sharimaki là một trong những kỹ thuật lão hóa bonsai tinh tế, mang đến cho tác phẩm vẻ đẹp độc đáo và ấn tượng. Bằng các lột một phần vỏ cây theo thân hoặc nhánh, để lộ phần gỗ trắng bên trong. Kỹ thuật này không chỉ giúp tăng tính thẩm mỹ cho bonsai mà còn góp phần tạo nên sự sống động, mô phỏng dấn ấn thời gian trên cây. Qua đó khiến tác phẩm trở nên thu hút và giá trị hơn.

kỹ thuật lão hóa bonsai - lột vỏ (shari)
Kỹ thuật lão hóa bonsai – Lột vỏ (Shari) là kỹ thuật lột một phần vỏ cây theo thân hoặc nhánh, để lộ phần gỗ trắng bên trong

Cách thực hiện:

Bước 1: Trước khi tiến hành lột vỏ, bạn nên vẽ lên diện tích vỏ vừa lột bằng bút chì hoặc sơn nước. Điều này giúp bạn dễ dàng hình dung kết quả cuối cùng và có thể điều chỉnh nếu cần thiết.

Bước 2: Sử dụng một con dao sắc để đánh dấu khu vực bạn muốn lột vỏ. Điều này giúp bạn kiểm soát được vị trí và diện tích cần xử lý. Sau khi đánh dấu, bạn hãy nhẹ nhàng cắt rời và bóc lớp vỏ cây cẩn thận để không làm tổn thương phần gỗ bên dưới.

Bước 3: Đảm bảo để lại một tối thiểu diện tích vỏ cây để cung cấp nhựa dinh dưỡng cho cây. Phần vỏ còn lại phải có những băng chạy ra các nhánh để cung cấp nhựa cho các nhánh.

Lưu ý:

  • Không nên lột vỏ ở phần thân cây nằm dưới đất vì độ ẩm cao ở phần này có thể gây thối mục.
  • Không lột vỏ toàn bộ thân cây cùng lúc vì có thể gây chết cây. Thay vào đó hãy lột từng đợt nhỏ, mỗi đợt một mảnh chừng 1cm bề rộng là tối đa.

Kỹ thuật lão hóa cây cảnh – Bể Rộng (Sabamiki)

Kỹ thuật bể rộng (Sabamiki) là một phương pháp lão hóa bonsai nhằm tạo ra vẻ đẹp cổ điển, tự nhiên bằng cách lột vỏ và đục khoét thân cây để tạo ra thân bộng ở gốc. Kỹ thuật này giúp tái tạo hình ảnh của một cây già cỗi, từng trải qua những khắc nghiệt của thiên nhiên. Quá trình thực hiện kỹ thuật lão hóa cây cảnh này tượng tự việc điêu khắc trên gỗ, yêu cầu sự khéo léo và tỉ mỉ để đảm bảo sự thẩm mỹ và sức khỏe của cây.

kỹ thuật lão hóa cây cảnh bể rộng (sabamiki)
Kỹ thuật lão hóa cây cảnh bể rộng (Sabamiki) sẽ lột vỏ và đục khoét thân cây để tạo ra thân bộng ở gốc

Các thực hiện:

Bước 1: Chuẩn Bị và Đục Khoét

  • Đối với cây đã bị hư hỏng hoặc mục một phần: Đục khoét phần gỗ chết, các mắt, và các sẹo nhánh cũ. Điều này giúp loại bỏ phần gỗ không còn giá trị và tạo không gian cho quá trình tạo bộng.
  • Đối với cây Bonsai còn nguyên vẹn: Cưa, cắt, và đục khoét dần dần. Hãy thực hiện từng đợt nhỏ và cách xa các thời kỳ cắt tỉa hoặc thay đất để không gây căng thẳng quá mức cho cây.

Bước 2: Khi thực hiện kỹ thuật bể bộng, rất quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Sử dụng các công cụ sạch và khử trùng, đồng thời theo dõi cây cẩn thận sau mỗi lần đục khoét để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh tật.

Bước 3: Khi đặt cây Bonsai trong chậu, phần thân bị bộng nên được trưng bày ra phía trước để tạo điểm nhấn và thu hút sự chú ý. Đảm bảo nhánh cao nhất của cây nằm ngay phía sau phần thân bị bộng để tạo ra sự cân đối và hài hòa trong bố cục tổng thể của cây.

Kỹ thuật lão hóa Bonsai – Cây nửa sống nửa chết (Tanuki)

Kỹ thuật lão hóa cây cảnh Tanuki là một biến thể của kiểu Sharikimi, trong đó bạn có thể đưa một cây sống vào một thân cây khô để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Quá trình này đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỹ thuật để đảm bảo cả cây sống và cây khô hòa quyện một cách hài hòa.

kỹ thuật lão hóa bonsai - cây nửa sống nửa chết (tanuki)
Kỹ thuật lão hóa Bonsai – Cây nửa sống nửa chết (Tanuki) nghĩa là đưa một cây sống vào một thân cây khô và tạo hình

Cách thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị:

  • Thân cây khô: Xử lý gốc cây khô bằng hóa chất bảo vệ gỗ hoặc hóa chất khử nấm và để nơi thoáng mát trong khoảng 6 tháng để đảm bảo gốc cây khô hoàn toàn. Sau đó, hãy khoét một rãnh trên gốc cây khô và lưu ý rãnh này nên to hơn thân của cây sống.
  • Thân cây sống: Cắt hết các nhánh ở một bên của thân cây sống, nếu cần hãy vạt bỏ theo chiều dọc của phần sẽ nhét vào cây khô.

Bước 2: Nhét thân cây sống vào rãnh đã khoét trên gốc cây khô, chỉ chừa một phần của thân cây sống ló ra ngoài, đảm bảo phần thân cây sống được đặt chắc chắn và phù hợp trong rãnh của cây khô.  Sau đó hãy rạch hai đường dọc sâu trên thân cây sống ở ngay hai mép rãnh để kích thích thành lập mô sẹo, giúp sẹo phù lên và lấp kín kẽ hở giữa thân cây sống và mép rãnh trên gốc cây khô.

Bước 3: Sử dụng mastic để trét kín các kẽ hở và bảo vệ khu vực kết hợp giữa cây sống và cây khô. Sử dụng dây để cột chặt thân cây sống và thân cây khô lại với nhau. Đảm bảo dây được cột chắc chắn nhưng không quá chặt để không làm tổn thương cây sống.

Trên đây là các kỹ thuật lão hóa cây cảnh cơ bản và phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên những phương pháp này đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm, nên thích hợp hơn cho những người đã có nhiều năm trồng và chăm sóc bonsai. Đối với người mới bắt đầu, việc học hỏi và thực hành dần dần sẽ giúp nâng cao kỹ năng và tay nghề. Hãy bắt đầu từ những bước cơ bản và từ từ chinh phục những kỹ thuật phức tạp hơn để tạo ra những tác phẩm bonsai tuyệt đẹp và tinh tế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *