Kỹ thuật thay chậu và thay đất cho cây cảnh chi tiết nhất

kỹ thuật thay chậu và thay đất cho cây cảnh chi tiết nhất

Việc thay đất và thay chậu cho cây cảnh không chỉ cung cấp dinh dưỡng, cải thiện cấu trúc đất, giúp đất tơi xốp, thoáng khí, mà còn loại bỏ mầm bệnh và nấm gây hại, tạo môi trường sống an toàn hơn cho cây cảnh. Bởi nếu đất trong chậu lâu ngày sẽ cạn kiệt dinh dưỡng, làm cây chậm phát triển và ra hoa ít. Đồng thời quá trình thay đất cũng giúp kiểm tra và xử lý kịp thời các vấn đề về rễ như thối rễ.

Để giúp bạn xác định được thời điểm thay đất cho cây cảnh cũng như cách thay đất cho cây cảnh đúng kỹ thuật nhất, mecaycanh sẽ giới thiệu những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây nhé.

Bao lâu thay đất cho cây

Bạn nên thay đất cho cây 1năm 1 lần vào mùa sinh trưởng của cây từ đầu mùa xuân đến cuối mùa hè, đây thường là thời điểm tốt nhất để thay chậu cho cây (mecaycanh thường thay đất cho cây vào thời điểm sau tết âm, lúc này khí hậu ôn hoà, ít nắng và là lúc cây bắt đầu phát triển mạnh nhất). Vì trong thời gian này cây của bạn đang phát triển tích cực nên chúng sẽ tận dụng tối đa không gian bổ sung và chất dinh dưỡng.

Việc thay chậu và đất khi các chồi đang ngủ đông sẽ dẫn đến việc mất đi sức sống của cây cho đến khi nó phục hồi lại năng lượng “bị mất” từ rễ. Vì lý do này, việc thay chậu vào mùa Đông (khi các chồi vẫn đang ngủ đông) thường sẽ không được khuyến khích.

Khí hậu và các loại cây khác nhau có thể ảnh hưởng đáng kể đến ngày cụ thể của việc thay chậu và đất. Ví dụ, ở các khu vực ấm áp hơn, cây sẽ bắt đầu phát triển sớm hơn so với các khu vực lạnh hơn hoặc với cây mai thì bạn nên xả tàn mai, thay đất và chậu sau khi đã chơi hoa tết xong.

Tuy nhiên gần như tất cả các loài cây đều tuân theo cùng một chuỗi các giai đoạn phát triển chồi vào mùa Xuân và những giai đoạn này có thể được sử dụng để xác định thời điểm tốt nhất để thay chậu cho cây bonsai của bạn. Vậy trong giai đoạn nào của chồi thì cây cảnh có thể được thay chậu và đất hoặc cắt tỉa rễ vào thời điểm nào là tốt nhất?

Dưới đây là 4 giai đoạn của chồi cây và thời điểm thay đất thích hợp nhất:

Giai đoạn 1: Chồi Đông: Các chồi mùa Đông trên hầu hết các cây đều rất nhỏ và thường không có màu sắc. Tại thời điểm này, các chồi đang ngủ đông, rễ cũng ở trạng thái ngủ đông và phần lớn chất dinh dưỡng của cây nằm trong rễ. Trong thời gian này, bạn không nên thay đất.

Việc cắt tỉa rễ sẽ loại bỏ một phần năng lượng dự trữ của cây và điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cây trong mùa sinh trưởng sắp tới. Bất kỳ tổn thương nào đến rễ (dù là rách, vết thương hoặc cắt tỉa) sẽ có thể dẫn đến khả năng chết rễ, mất rễ hoặc thậm chí có khả năng bị nhiễm trùng.

giai đoạn 1: chồi đông

Giai đoạn 2: Chồi Sưng: Một thời gian sau khi rễ bắt đầu thức dậy vào đầu mùa Xuân, các chồi trên cành sẽ bắt đầu sưng lên. Ở giai đoạn này, các chồi mới có thể xuất hiện trên thân cây và các cành hiện có của cây. Lúc này, rễ đang thoát ra khỏi trạng thái ngủ đông việc thay chậu và cắt tỉa rễ có thể được thực hiện an toàn.

giai đoạn 2: chồi sưng

Giai đoạn 3: Chồi Dài Ra: Các chồi sẽ dài ra, có màu sắc mạnh mẽ hơn và trong nhiều trường hợp, trông như sắp mở ra. Đến lúc này, phần lớn tài nguyên của cây không còn nằm ở rễ mà ở phần trên mặt đất của cây.

Đây là thời điểm tốt nhất để thay chậu và cắt tỉa rễ vì rễ rất hoạt động và có thể tự sửa chữa nhanh chóng, và phần lớn tài nguyên của cây nằm trong cây. Nói cách khác, việc cắt tỉa và loại bỏ rễ sẽ không làm giảm năng lượng của cây.

giai đoạn 3: chồi dài ra

Giai đoạn 4: Chồi Mở: Các chồi mở ra và các lá mới nhỏ bắt đầu xuất hiện khi những chồi đầu tiên mở ra, rễ cần cung cấp độ ẩm cho tán lá mới và bạn không thể thay chậu và đất trong thời điểm này.

giai đoạn 4: chồi mở

Một lưu ý quan trọng đó là bạn không nên đợi đến lúc xuất hiện những dấu hiệu khi cây cần thay chậu thay đất, bởi lúc này cây của bạn đã rất yếu. Thay vào đó, bạn nên kiểm tra và thay chậu cho cây định kỳ để đảm bảo cây luôn phát triển tốt và khỏe mạnh nhé.

Một số dấu hiệu cụ thể:

  1. Rễ cây đang mọc xuyên qua lỗ thoát nước ở đáy chậu trồng hoặc chậu cây.
  2. Rễ cây đang đẩy cây lên và gần như ra khỏi chậu.
  3. Cây phát triển chậm hơn nhiều so với bình thường (và không phải do mùa đông cây ngủ đông).
  4. Cây rất nặng ở phần ngọn, và có thể dễ dàng bị đổ.
  5. Hỗn hợp đất trồng cây khô nhanh hơn trước, đòi hỏi tưới nước thường xuyên hơn.
  6. Lá cây lớn hơn gấp ba lần kích thước của chậu hiện tại.
  7. Có sự tích tụ muối và khoáng chất đáng kể trên cây hoặc chậu cây.
  8. Đã hơn một năm kể từ lần cuối bạn thay chậu cho cây của mình.
dấu hiệu khi cây cần thay chậu thay đất
Rễ cây đang đẩy cây lên và gần như ra khỏi chậu.

Kỹ thuật thay chậu và đất cho cây cảnh

Kỹ thuật thay đất sang chậu cho bonsai cực kỳ quan trọng, bởi nếu bạn thực hiện không đúng cách có thể làm tổn hại đến bộ rễ và làm chết cây. Dưới đây là các bước hướng dẫn cách thay đất sang chậu cho cây bonsai:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu

Khi sang chậu thì bạn cần phải lựa chọn chậu mới có kích thước to hơn so với chậu cũ từ 10 – 12 cm và kiểu dáng chậu phù hợp với dáng thế và kích thước của cây bonsai.

Về phần đất trồng thì phải chọn đất trồng mới tới xốp, phù hợp với đặc điểm sinh học của từng loại cây. Bạn có thể lựa chọn đất trồng bonsai làm sẵn ở các cửa hàng cây kiểng hoặc có thể tự làm đất trồng bonsai tại nhà.

Ngoài ra bạn cũng cần các vật dụng cơ bản khác là kéo cắt tỉa rễ, găng tay, xẻng nhỏ, đũa và nước.

chuẩn bị dụng cụ và vật liệu
Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu

>> >Tham khảo cách làm đất trồng cây cảnh tại nhà đơn giản nhất.

Bước 2: Tiến hành nhổ cây ra khỏi chậu

Đây là một bước cực kỳ quan trọng nếu không cẩn thận sẽ làm tổn thương đến phần rễ dễ khiến cây bị chết, bạn nên tưới nước cho cây trước khi tháo ra khỏi chậu khoảng 1-2 giờ để làm ẩm đất. Sau đó nhẹ nhàng nghiêng chậu và dùng tay hoặc dụng cụ cào rễ để đưa cây ra khỏi chậu một cách cẩn thận để tránh làm tổn thương rễ cây.

Lưu ý:

  • Thường cây bonsai được buộc neo vào chậu nên bạn hãy cắt dây buộc.
  • Trong trường hợp không có cách nào để lấy cây ra được bạn có thể lựa chọn phương pháp phá bỏ chậu cũ thể cho bộ rễ và cây được an toàn hơn.
tiến hành nhổ cây ra khỏi chậu
Tiến hành nhổ cây ra khỏi chậu

Sau khi lấy cây ra khỏi chậu, có thể đánh giá xem có cần phải thay chậu cho cây không, bạn có thể chỉ thay đất mà không thay chậu nếu bạn muốn giữ nguyên chậu hiện tại vì lý do thẩm mỹ hoặc kích thước phù hợp; việc chỉ thay đất sẽ ít tốn kém hơn so với thay chậu mới. Tuy nhiên khi rễ cây đã phát triển quá lớn so với chậu hiện tại, thay chậu lớn hơn sẽ cung cấp thêm không gian cho rễ phát triển, giúp cây tiếp tục lớn mạnh.

Bước 3: Kiểm tra và xử lý rễ cây

Tiếp theo bạn tiến hành xử lý bằng cách tách lớp đất cũ ra khỏi bộ rễ, hãy dùng một chiếc đũa để bắt đầu bỏ chỗ đất cũ đi, bắt đầu từ bên cạnh và ở dưới cùng của cây, bạn cần cố gắng tránh làm hư hại rễ cây trong quá trình này.

Bạn kiểm tra rễ cây và dùng kéo cắt bỏ các phần rễ hỏng hoặc đã mọc quá dài, nhưng đừng tỉa quá 30% bộ rễ. Cắt tỉa rễ là công việc quan trọng để khuyến khích rễ mới phát triển và cân bằng sự sinh trưởng của Bonsai.

kiểm tra và xử lý rễ cây
Kiểm tra và xử lý rễ cây

Bước 4: Chuẩn bị chậu với đất mới

Chúng ta đặt lưới lên trên những lỗ thoát nước hoặc đính thêm một đoạn dây nữa để cố định và neo cây vào chậu sau nếu cần thiết.

chuẩn bị chậu mới
Chuẩn bị chậu mới

Sau đó bạn đặt một lớp đất trồng mỏng như đá nham thạch, sỏi hoặc akadama để giúp cây thoát nước tốt; tiếp đến là đất trồng mới, lớp đất này nên đủ để cây được đặt vào chậu ở cùng độ sâu như trong chậu cũ.

chuẩn bị đất trồng mới
Chuẩn bị đất trồng mới

Bước 5: Đặt cây vào chậu mới

Bạn đặt cây vào chậu và điều chỉnh vị trí sao cho cây đứng thẳng (sử dụng các đoạn dây gắn ở bước 3 để giữ cây cố định) rồi bổ sung đất mới xung quanh rễ cây, ấn nhẹ để đất ôm sát rễ nhưng không quá chặt để đảm bảo thông thoáng cho rễ.

đặt cây vào chậu mới
Đặt cây vào chậu mới và thêm đất

Cuối cùng bạn xới đất đất xung quanh rễ, đảm bảo rằng các túi khí quanh rễ được lấp đầy và tưới nước cho cây ngay sau khi thay chậu để giúp đất lắng xuống và rễ tiếp xúc tốt với đất mới. Bạn nhớ đặt cây ở nơi có ánh sáng phù hợp, tránh ánh nắng trực tiếp trong vài ngày đầu để cây có thời gian phục hồi.

xới nhẹ đất và tưới cây
Xới nhẹ đất và tưới cây

Việc thay đổi chậu và đất cho cây cảnh là một quy trình quan trọng để duy trì sự phát triển và sức khỏe của cây. Bằng việc thực hiện đúng kỹ thuật thay đất, bạn giúp cho rễ cây có không gian mới để phát triển, cung cấp đủ dinh dưỡng và giảm thiểu nguy cơ bệnh tật do chậu bón dư chất.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ xác định được thời điểm thay đất cho cây cảnh và thực hiện việc thay đất đúng kỹ thuật để cây luôn phát triển khỏe mạnh nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *