Bật mí 5 bước tạo thế cây cảnh chuyên nghiệp

tạo thế cây cảnh

Tạo thế cây cảnh là một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết đối với các nghệ nhân chơi cây cảnh bởi cây bonsai hoặc cây cảnh có giá trị nghệ thuật cao hay không là ở dáng và những thế có ý nghĩa đặc biệt. Trong nghệ thuật bonsai, việc tạo ra một dáng thể đẹp mắt và cân đối không chỉ là kỹ năng mà con là một quá trình đầy sáng tạo và thách thức. Hôm nay, mecaycanh sẽ bật mí cho các bạn về cách tạo thế cây cảnh để biến mỗi cây bonsai thành một tác phẩm nghệ thuật sống động và đẹp mắt, cùng theo dõi bài viết này nhé.

Nghệ thuật tạo thế cây cảnh

Tạo dáng bonsai là một phần quan trọng không thể thiếu trong nghệ thuật bonsai, đóng vai trò quyết định đến vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật của mỗi cây bonsai. Từ việc cắt tỉa đến uốn nắn cành lá, quá trình tạo dáng không chỉ là cách để kiểm soát sự phát triển của cây mà còn là cơ hội để thể hiện tinh thần và ý tưởng nghệ thuật của người trồng. Sau đó là việc nuôi dưỡng và tạo hình cho cây theo những ý tưởng và cảm nhận của người trồng. Đây là một quá trình tinh tế và đòi hỏi sự kiên nhẫn, tinh thần nghệ sĩ và kỹ năng nghệ thuật.

Tạo thế cây cảnh không chỉ đơn thuần là việc tạo ra một hình dáng hài hòa và cân đối mà còn là cách để tạo ra một cây bonsai có tính cách và cá nhân riêng. Qua việc tạo hình, người trồng bonsai có thể thể hiện sự sáng tạo và cá tính của mình, biến mỗi cây bonsai thành một tác phẩm nghệ thuật độc đáo và đầy ý nghĩa.

Ngoài ra, việc tạo dáng cây cảnh cũng giúp tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho cây bonsai, tạo ra những hình dáng độc đáo và thu hút mắt người nhìn. Mỗi uốn nắn, mỗi cắt tỉa đều mang lại một sắc thái mới, một câu chuyện mới cho cây từ đó làm tăng thêm sự hấp dẫn và sức sống cho tác phẩm nghệ thuật này.

Các bước tạo dáng bonsai chuyên nghiệp

Để có thể thực hiện tạo dáng cây bonsai thành công theo ý muốn, bạn có thể tham khảo một số bước chi tiết dưới đây:

Bước 1: Chọn thời điểm thích hợp

Theo kinh nghiệm của nhiều nghệ nhân trồng cây bonsai thì khoảng thời gian cuối mùa hè cụ thể cuối tháng 7 đầu tháng 8 là thời điểm cây phát triển mạnh nhất. Lúc này, cây sẽ hình thành nhiều chồi non và lá nên rất thích hợp cho việc tạo dáng cây cảnh. Tuy nhiên cũng tùy vào đặc điểm của từng loại cây mà chọn thời gian sao cho phù hợp nhất.

  • Các cây có nhiều nhựa như thông, gỗ sam… thích hợp để tạo dáng vào cuối tháng 8 vì lúc này lượng nhựa trong cây đã giảm đi.
  • Các cây rụng lá sớm và ra nhiều nhựa, bạn không nên thực hiện tạo dánh vào đầu hoặc cuối mùa xuân vì sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
lựa chọn thời gian tạo dáng cây cảnh
Lựa chon thời gian phù hợp để tạo dáng cây cảnh

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ cần thiết

Bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết sau để có thể thực hiện tạo dáng cây cảnh:

  • Kéo và kìm: Kéo được sử dụng để cắt tỉa lá và cành để tạo dáng cây một cách chính xác và đẹp mắt. Nó giúp loại bỏ các phần không cần thiết của cây và tạo ra một hình dáng tự nhiên hơn. Kìm là một công cụ quan trọng khác được dùng để căng, uốn dây theo mong muốn, giúp tạo ra các đường cong và hình dáng độc đáo cho cây bonsai.
  • Dây uốn cành: Chất liệu dây uốn cành thường được lựa chọn từ kẽm, chì hoặc đồng. Tuy nhiên, cần tránh sử dụng dây sắt vì sau thời gian dài, nó có thể bị gỉ sét và làm hỏng cây bonsai. Việc tiếp xúc giữa dây sắt và nhựa có thể gây ra ngộ độc và dẫn đến tình trạng chết cây.
chuẩn bị dụng cụ tạo thế cây cảnh
Bạn cần phải chuẩn bị một số công cụ

Bước 3: Kiểm tra sức khỏe và chọn cây

Để có thể có một cây bonsai dáng đẹp và có giá trị nghệ thuật cao thì khi chọn cây tạo dáng bạn nên chú ý những tiêu chí sau:

  • Xét về tổng thể: hình dáng cây được chọn cần có sự cân đối: thân- cành – rễ hài hòa. Cây được chọn phải có dáng khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.
  • Rễ: Trong nghệ thuật bonsai, rễ đóng vai trò quan trọng như một bộ phận tạo nên sự ổn định và phát triển cho cây. Tương tự như đôi chân đối với con người, rễ là điểm tựa của cây trong chậu. Để đảm bảo sự vững chắc và phát triển của cây bonsai, việc chọn cây có rễ khỏe mạnh là cực kỳ quan trọng. Rễ đẹp thường phát triển phần lớn trên bề mặt chậu mà không gây ra sự chồng chéo không mong muốn.
  • Thân cây: Thân cây đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dáng và cấu trúc của cây bonsai. Đối với người chơi cây, thân cây phải khỏe mạnh, đẹp và có phần gốc to nhất rồi dần thu nhỏ đều đến ngọn. Thân cây có nét vân sần sùi thường được đánh giá cao về mặt giá trị nghệ thuật.
  • Cành cây: Việc cắt tỉa cành cây là một bước quan trọng để tạo ra hình dáng và tán cây mong muốn. Việc cắt tỉa giúp cho cây gọn gàng hơn và dễ dàng trong việc tạo dáng và uốn nắn cây.
  • Chậu: Việc chọn lựa chậu phù hợp không chỉ là về mặt thẩm mỹ mà còn là về mặt chất lượng và tương thích với dáng cây. Chất liệu và hình dáng của chậu cần được lựa chọn sao cho phù hợp với dáng cây để tăng tính thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật của cây bonsai.
kiểm tra sức khỏe của cây và chọn ra cây phù hợp
Bạn tiến hành kiểm tra cây và chọn cây phù hợp nhất

Bước 4: Phác thảo dáng cây và tiến hành tạo thế cây Bonsai

Bạn cần phải xác định và tưởng tượng ra hình dáng cây mà mình muốn uốn cho cây để tiết kiệm thời gian trong quá trình thực hiện. Việc tạo dáng cây cây cảnh đẹp hay không phụ thuộc vào 3 yếu tố bao gồm: rể, thân và cành. Vì vậy các nghệ nhân thường sẽ tập trung cắt tỉa và tạo dáng cho 3 bộ phận này nhiều nhất.

Rễ cây

Với những người chơi cây cảnh khi nhìn thấy những bộ rễ ngoằn ngoèo và có hình dạng đặc biệt là một điểm thu hút khá thú vị. Đây được xem là một nét đặc trưng mang tính thời niên trong việc chơi cây cảnh. Một bộ rễ bonsai đẹp phải mọc tỏa đều xung quanh gốc tuy nhiên không được chồng chéo và lung tung nhé.

Để có một bộ rễ đẹp, bạn cần phải biết cách tạo rễ cho cây cảnh đúng kỹ thuật nếu không cây sẽ rất dễ bị chết. Bạn nên dùng một số phương pháp sau:

  • Với mỗi lần thay chậu mỗi năm bạn nên rút rễ cây thật nhẹ nhàng để bộ rễ có thể dần dần phô bày trên mặt đất.
  • Bạn có thể dùng dây kẽm nhôm uốn những sợi rể ít tuổi trên mặt đất. Đối với những rễ ngoằn ngoèo sẵn thì giữ nguyên dáng ban đầu.
tạo dáng rễ cây bonsai
Tạo dáng cho phần rễ cây bonsai

Thân cây

Theo kinh nghiệm, một cây bonsai dáng đẹp thì phần thân cây phải to từ gốc và nhỏ dần đến ngọn. Với những thân cây có dáng to lớn có thể cao tới vài mét tuy nhiên khi tạo dáng cây bonsai thì chúng chỉ cần cap hơn 1 mét. Vậy nên phần thân cây cũng là một điểm thu hút ánh nhìn của người xem. Bạn nên tạo thế cây bonsai theo trình tự: uốn thân cây trước, sau đó mới đến cành chính và tiếp đó là những cành cây quanh thân bonsai từ gốc đến ngọn. Lưu ý bạn nên ưu tiên cành lớn trước rồi mới đến cảnh nhỏ.

  • Quấn thân cây: Bước đầu, bạn cắt một sợi dây có độ dài gấp đôi nhánh hoặc thân mà bạn muốn quấn. Kỹ thuật quấn hiệu quả nhất là quấn dây lượn quanh thân cây với góc 45 độ. Để bắt đầu quấn, bạn có thể cắm một đầu của dây xuống đất, sau đó quấn dây quanh gốc cây và tiếp tục quấn lên thân cây. Lưu ý rằng khi quấn, bạn không nên quấn dây chồng lên nhau và nếu muốn quấn lần nữa, hãy đảm bảo quấn sát với sợi dây trước.
  • Quấn nhánh: Đối với việc quấn nhánh, bạn nên bắt đầu từ dưới và xen kẽ quấn dây theo chiều dài của nhánh. Nếu có thể, quấn cả nhánh chính và nhánh phụ cùng một lúc trước khi tiếp tục quấn thân. Sử dụng dây mảnh hơn cho những nhánh mảnh và thon. Nếu có hai nhánh, bạn có thể quấn chúng cùng một lúc với cùng một sợi dây quấn. Đảm bảo buộc chặt đầu dây bằng cách gài nó dưới vài vòng đầu tiên.
  • Thời gian tháo dây quấn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ dày của thân, cành, loại cây và chất lượng cây. Để đảm bảo rằng dây quấn không làm tổn thương vỏ cây khi cây phát triển, hãy kiểm tra thường xuyên. Nên chọn cỡ dây phù hợp với kích thước và tốc độ phát triển của cây và nên thay đổi cỡ dây dần dần khi cây phát triển. Khi tháo dây quấn, bạn nên cắt dây thành những đoạn nhỏ để giảm thiểu nguy cơ tổn thương cho cây.
tạo dáng cho tân cây bonsai
Người chơi bắt đầu tạo dáng cho thân cây bonsai

Chú ý: Trước khi quấn dây để tạo hình cho cây, việc định hình cây trước đây là rất quan trọng. Bằng cách này, dáng cây sẽ được định hình một cách chính xác và dễ dàng hơn và kết quả cuối cùng sẽ đẹp mắt hơn. Khi quấn dây, bạn nên đảm bảo rằng dây được quấn vừa tay, tránh tình trạng quá chật hoặc quá lỏng. Đường quấn dây cần được tạo thành với góc 45 độ so với trục chính của thân cây bonsai.

Sau khi quấn xong, bạn có thể uốn cành bằng cách xoắn nhẹ nhàng theo hướng của dây kẽm để dây được giữ chặt vào vỏ cây. Thời gian thích hợp để tháo dây quấn phụ thuộc vào loại cây. Đối với những loại cây bonsai mà lá rụng sớm, thời gian thích hợp thường là 3 – 4 tháng, trong khi đối với những loại cây thân gỗ lớn thì thời gian thích hợp thường là 1 năm.

Bước 5: Cắt tỉa cành

Đối với cây cảnh sẽ tập trung vào phát triển ở phần ngọn và phần rìa, vì vậy bạn cẩn phải tỉa những khu vực này với tần suất cao để tạo động lực cho phần bên trong phát triển tốt hơn. Tốt nhất là bạn nên cắt tỉa cây cảnh suốt mùa phát triển của cây giúp duy trì ngoại hình, cắt phần cuống ở trên lá. Việc cắt tỉa thường xuyên là để cây mọc đều và tọa tán lá dày hơn. Với những giống cây họ kim có nhiều nhựa thì việc cắt tỉa bạn nên thực hiện thủ công bằng tay để tránh cây tiếp xúc với vật bằng sắt. Bởi vì cây sẽ bị chết nếu như để dắt tiếp xúc với nhựa cây.

cắt tỉa cành cho cây bonsai
Cắt tỉa cành cho cây bonsai

4 lưu ý quan trọng khi tạo dáng bonsai

Dưới đây là một vài lưu ý trong cách tạo thế cây Bonsai và chăm sóc đúng kỹ thuật:

1. Tạo dáng cho cành lớn và cành yếu

  • Khi hai cành có chiều cao tương đương nên chọn giữ lại một trong hai và cắt bỏ cành còn lại.
  • Loại bỏ những cành mọc dọc theo thân cây, đặc biệt là những cành quá dày không thể uốn cong được.
  • Loại bỏ những cành xoắn và cuộn không tự nhiên để duy trì sự tự nhiên và đẹp mắt cho cây.
  • Cắt bỏ những cành che phía trước thân cây để tạo ra không gian âm nhạc và mở rộng tầm nhìn.
  • Tỉa bỏ những cành ở ngọn cây không cân xứng, ưu tiên để những cành ở dưới lớn hơn và nhìn cân đối hơn so với những cành ở trên.

2. Bạn muốn có một dáng cây ưng ý thì đừng quên tỉa cành trước khi tạo thế cây cảnh. Điều này sẽ giúp bạn có mộ dáng cây thanh mảnh và phát triển tốt nhất. 

3. Khi cành và nhánh đang ra mầm non, bạn tuyệt đối không sử dụng dây kẽm để tạo dáng.

4. Sang chậu và thay đất đúng kỹ thuật khi cây không còn tươi tắn, có hiện tượng lá úa vàng bệnh hoạn, các cành không thể cất cao lên được, rễ con lồi lên mặt đất.

Tóm lại, tạo thế cây cảnh giúp tạo nên giá trị nghệ thuật cao cho cây bonsai. Việc này giúp nâng cao giá trị trong nghệ thuật chơi cây bonsai và thể hiện tình yêu, lòng kiên nhẫn mà người trồng dành cho cây cảnh. Đây cũng là một nguồn cảm hứng và thể hiện được tâm hồn của người trồng được thổi vào cây. Hy vọng bài viết này của mecaycanh đã giúp bạn hiểu thêm về cách tạo thế cây cảnh và có thêm nhiều kinh nghiệm để thực hiện một cách hiệu quả nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *