Top thế cây cảnh bonsai đẹp tạo điểm nhấn cho không gian

các thế cây cảnh từ hiện đại đến cổ điển

Các thế cây cảnh bonsai đẹp luôn là yếu tố mà nhiều người chơi bonsai đặc biệt quan tâm. Để tạo thế cây cảnh đẹp thì người trông cây không chỉ dừng lại ở việc yêu thích mà còn phải am hiểu sâu và có kiến thức đầy đủ về các thế cây này. Ngoài ra, cây cũng sẽ phải trải qua rất nhiều điều kiện khắc nghiệt để trở thành một cây bonsai đẹp. Ở bài viết này, mê cây cảnh sẽ giúp bạn hiểu hơn về các thế cây cảnh bonsai đẹp từ cổ điển đến hiện đại, đừng bỏ qua nhé.

Tổng hợp các thế cây cảnh bonsai đẹp từ cổ điển đến hiện đại

Các thế cây cảnh bonsai được tạo ra thông qua kỹ thuật cắt tỉa, uốn nắn. Các kỹ thuật này đòi hỏi người thực hiện phải có sự khéo léo và kiên nhẫn, tạo ra những hình dáng và hình thức độc đáo, thường gợi nhớ đến cảnh quan tự nhiên nhưng lại mang một chút nghệ thuật và phong cách riêng. Với sự sáng tạo và phối hợp khéo léo, cây cảnh không chỉ làm cho không gian trở nên xanh tươi và gần gũi hơn với thiên nhiên mà còn tạo nên điểm nhấn độc đáo và cá nhân trong không gian sống của chúng ta.

Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một số thế cây cảnh bonsai đẹp để tham khảo và lấy ý tưởng tạo thế cây cảnh nhanh hơn:

1.Thế cây cảnh 1 thân

Thế nhất trụ kình thiên

Thế cây này có dáng thẳng đứng, mạnh mẽ, thể hiện sự cứng cáp, tất cả các cành lá và nhánh đều sẽ tập trung ở phía trên. Vẻ đẹp mạnh mẽ của cây đem đến cảm giác về sức khỏe tốt và sự kiên định, kiên trì. Ngoài ra, thế cây này còn ẩn chứa ý nghĩa về sức mạnh của những hoàn cảnh nhỏ bé nhưng dũng cảm đối mặt với thách thức to lớn.

thế cây cảnh nhất trụ kình thiên
Thế nhất trụ kình thiên thể hiện sự mạnh mẽ, vững chãi

Thế trượng phu

Đặc điểm dễ nhận biết của thế trượng phu là thân cây nhỏ, thẳng từ gốc đến ngọn, bộ rễ to, nhìn có cảm giác mạnh mẽ và vững chãi. Thế cây này có 2 hoặc 4 cành và ngọn, cành thứ nhất sẽ có đọ dài bằng 2/3 trên tổng chiều cao của cây. Mặc dù các thế cây này được trồng trong chậu nhưng vẫn mang lại cảm giác hiên ngang và vững chãi. Thế trượng phu thể hiện sự thẳng thắn, kiên định, quyết đoán như một quân tử, đại trượng phu.

Bonsai thế tam đa

Thế tam đa hay còn gọi là Phúc – Lộc – Thọ, một khái niệm trong tâm linh và văn hóa của người Việt. Nó tượng trưng cho sự thịnh vượng và hạnh phúc trong cuộc sống hằng ngày. Tam đa bao gồm đa phúc (nhiều con cái), đa lộc (nhiều tài sản) và đa thọ (sống lâu). Trong truyền thống, thế tam đa thường được thể hiện qua hình ảnh cây có hai cành và một ngọn hoặc cây 3 thân. Tán cây thường được cắt tỉa tròn, tượng trưng cho quả phúc.

Tuy nhiên trong thời đại hiện đại, con người đã thay đổi cách nhìn về hình dạng của cây tam đa. Thay vì giữ nguyên hình ảnh truyền thống, họ tìm kiếm sự tự nhiên hơn trong cách tỉa cây, thể hiện sự linh hoạt và sẵn sàng thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống.

Cùng với sự phát triển của xã hội, quan niệm về tam đa cũng đã thay đổi. Người ta đang dần chuyển từ việc tập trung vào nhiều con cái, nhiều tài sản và sống lâu sang việc đánh giá cao hơn về chất lượng cuộc sống. Họ nhận ra rằng, ít con cái nhưng được chăm sóc kỹ lưỡng, ít tài sản nhưng có giá trị và một cuộc sống trường thọ là mục tiêu hướng đến nhiều hơn.

Bonsai thế bạt phong

Cây có thế bạt phong thường có dáng xiêu, cành và nhánh có xu hướng bám sát vào thân kéo xuôi về sau trái chiều với dáng của cây. Bạn có thể tưởng tượng hình ảnh này giống như các cành lá đang chống chọi lại với cơn gió mạnh. Thế cây bonsai này tượng trung cho sự mạnh mẽ đối mặt với khó khăn và một ý chí kiên cường trước hoàn cảnh khó khăn.

Bonsai thế bạt phong hồi đầu

Thế cây này tương tự như thế bạt phong tuy nhiên cây sẽ có xu hướng xiêu phong quặt về phía sau. Thế cây này thể hiện sự cố gắng vượt qua khó khăn, giông bão và có tình yêu, tinh thần yêu và thương nhớ quê hương.

thế bạt phong hồi đầu
Thế bạt phong hồi đầu tượng trưng sự đương đầu thử thách

Bonsai thế ngũ phúc

Cây thế ngũ phúc có 4 cành và 1 ngọn, thường được tạo dáng theo dạng trực, biến hoá giống như thế tam đa. Thế tam đa và thế ngũ phúc thường được sử dụng cùng nhau, cả hai đều mang ý nghĩa của sự thịnh vượng và may mắn. Cây ngũ phúc có năm tầng và có thể uốn cong như cây tam đa, thêm hai tán nữa để tạo ra hình dạng này.

Bạn có thể tạo cây thế ngũ phúc với 5 tầng theo hình tứ diện cũng rất đẹp mắt. Cây thế ngũ phúc thường lớn và cao hơn so với thế tam đa nhằm mục đích bao gồm cả Phúc, Lộc, Thọ, An và Khang, tượng trưng cho sự phúc hạnh, giàu có, thịnh vượng, bình yên và ổn định, vui vẻ và điềm đạm. Đây chắc chắn sẽ là một lời chúc tụng đầy đủ và đẹp đẽ nhất để gửi đến người thân yêu và bạn bè.

thế ngũ phúc
Thế ngũ phúc đại diện cho sự may mắn

Thế long thăng

Thế long thăng mang lại cảm giác mạnh mẽ, uy phong cho cây nên đây cũng là thế khá phổ biến thường gặp. Ở thế cây này sẽ có hai cách cơ bản để bạn có thể tạo hình cây xiêu phong dưới thế long thăng:

1. Bạn tiến hành uốn đầu rồng ở phần trên ngọn cây nhưng cũng khá khó. Người thực hiện phải làm sao cho ngọn cây nhỏ hơn phần gốc và uốn đầu nằm trên ngọn cho đạt. Rồng sẽ có đầu to và đuôi nhỏ nên bạn cần phải tìm cách để cho đầu rồng to. Thân rồng chỉ cần uốn cong, các nhánh tạo thành chân rồng.

2. Cây xiêu phong được tạo hình theo hình ảnh rồng vươn lên từ phía dưới gốc cây với đầu to và tản nhánh cân đối. Thế này tượng trưng cho sự quyết tâm phấn đấu và tiến bộ.

thế long thăng trong tạo hình nhệ thuật bonsai
Thế long thăng thể hiện sự mạnh mẽ

Thế phượng vũ

Cây sẽ có hai rễ nổi lên thành hai chân trụ, thân cây ngắn và tạo thành hình dáng đầu chi phượng. Thế này bạn có thể liên tưởng đến hình ảnh một chú chim phượng đang múa. Các cành của cây sẽ được uốn cong để tạo thành hình cánh chim đang múa xen kẽ các cành phụ bao quanh thân cây. Thế cây này khá đẹp và uyển chuyển thể hiện sự yêu đời và vui tươi.

Thế hạc lập

Thế này cũng gần giống với thế phượng vũ. Điểm khác biệt là đầu hạc nghiêng lên cao hơn và đuôi không mở rộng, cành ôm chặt thân. Với các tạo thế này nhìn vừa gọn gàng lại oai vệ, thể hiện sự tự tin, khiêm tốn, thành công sẽ đến với người biết khiêm nhường.

Bonsai thế thác đổ

Thế này khá ít thấy ở các cây cảnh cổ, đây là thế huyền độc thụ thân cây nằm bò qua miệng chậu. Bạn có thể hình dung như cây vừa bị một trận cuồng phông xô ngã nên ngọn cây bị bẻ cong. Thế cây này nhìn khá mềm mại, các đường uốn cong hợp lý mang lại cảm giác thoải mái, thể hiện sức sống mãnh liệt.

2. Thế cây cảnh 2 thân 1 gốc

Bonsai thế phụ tử, mẫu tử

Thế cây này rất dễ nhận biết do cây tạo thành từ hai thân nhưng cùng một gốc, đường kính của cây con sẽ bằng 2/3 đường kính của cây cha, mẹ. Đồng thời chiều cao của cây con cũng sẽ không vướ quá 1/2 chiều cao của cây cha mẹ. Ngoài ra, vị trí của thân cây con không bị che lấp bởi cành của cây cha mẹ. Tùy thuộc vào sự phát triển của cây cha mẹ mà sẽ có 2 hoặc 4 cành phân ra 1 ngọn. Thân cây con phân cành ngọn theo cành của cây cha mẹ và tổng số cành của hai là số lẻ là được.

  • Thế phụ tử: có dáng trực, cứng cáp, thân cây con nằm ở giữa cành số 1 và số 2.
  • Thế mẫu tử: có dáng xiêu, mềm mại.
thế cây cảnh phụ tử
Thế cây cảnh – Phụ tử

Bonsai thế huynh đệ

Cây có hai thân nhánh một gốc tạo thành thế huynh đệ. Thế cây này có ý nghĩa về giáo dục đạo đức. Cả hai cây đều sẽ có dáng thẳng, cứng cáp thì tượng trưng cho anh em trai. Thân cây lớn thẳng và cứng cáp, thân cây nhỏ mềm gọi là anh trai, em gái. Yêu cầu của thế cây này bao gồm:

  • Chạc cây cùng 1 gốc.
  • Các cây chạc phải nằm gần nhau.
  • Kích thước cùng chiều cao của hai cây sẽ nằm trong khoảng gần bằng nhau.

3. Thế cây cảnh 3 thân hoặc 3 thân trở lên

Thế tam đa

Đây là thế cây đã được đề cập ở phần thế cây cảnh 1 thân, tượng trưng cho Phúc Lộc Thọ. Thế tam đa thường được thể hiện qua hình ảnh cây có hai cành và một ngọn hoặc cây 3 thân nên vẫn sẽ được xếp vào thế cây 3 thân. Ở thế cây 3 thân thì nó là sự kết hợp một gốc cây với 3 thân cây hoặc là ghép nối ba cây lại vào nhau. Trường hợp trồng ba cây sát nhau với bộ rễ liên kết cũng được xem là thế tam đa.

thế cây cảnh 3 thân
Thế cây cảnh 3 thân – tam đa

Thế ngũ phúc

Tương tự như trường hợp ở trên thế ngũ phúc là cây 1 thân 5 tán hoặc là cây có năm thân riêng biệt đượ ghép lại nên nó cũng sẽ được sép vào thế cây cảnh 3 thân trở lên. 5 thân là biểu tượng cho Phúc, Lộc, Thọ, An, Khang. Mỗi cây sẽ có những dáng vẻ riêng, đứng thẳng hoặc xiên. Để thế cây đa phúc này trở thành một tác phẩm đẹp thi nên kết hợp giữ cây lớn và cây nhỏ.

Một số thế cây bonsai khác

Ngoài các thế được chia theo thân ở trên thì còn một số thế khác cũng được xếp trong các thế cây bonsai đẹp.

Bonsai thế văn nhân

Cây bonsai thế văn nhân mang đến vẻ đẹp thanh lịch và tinh tế, tạo điểm nhấn cho không gian sống giống như một bức tranh cổ điển, lấy cảm hứng từ văn học Trung Hoa. Dáng cây bonsai này thường được tạo hình từ một thân cây đơn thon dài và ít cành hơn so với các dạng khác. Thân cây vươn cao, tạo nên vẻ ngoài uyển chuyển và tĩnh lặng. Nghệ nhân bonsai cũng chú ý đến việc tạo ra hệ rễ phù hợp, vừa đủ để trồi lên một cách đẹp mắt.

Cây cảnh bonsai dáng văn nhân có nhiều ưu điểm nổi bật. Phần thân khúc khuỷu tạo ra vẻ tự do, không gò bó. Các tán cành được bố trí mảnh khảnh và hài hòa, tạo cảm giác trầm tĩnh. Việc lựa chọn loại cây có dáng phù hợp, mềm mại và ít cành giúp tạo nên một cây bonsai văn nhân đẹp và ấn tượng.

bonsai thế văn nhân
Cây bonsai thế văn nhăn mang đến sự thanh lịch và tinh tế

Bonsai thế ký đá

Bonsai ký đá còn được gọi là cây ký đá hay tiểu cảnh ký đá, là một dạng nghệ thuật bonsai độc đáo kết hợp hài hòa giữa cây cảnh và đá cảnh. Trong đó, rễ cây bám chặt vào đá, tạo nên một hình ảnh thu nhỏ của thiên nhiên hùng vĩ, đầy sức sống.

Đặc điểm nổi bật:

  • Sự kết hợp độc đáo: Ký đá là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp tự nhiên của cây cảnh và sự mạnh mẽ, cứng rắn của đá cảnh. Tạo nên một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn cá nhân của người nghệ nhân.
  • Mang ý nghĩa sâu sắc: Ký đá thường tượng trưng cho sự trường thọ, kiên trì, vượt qua mọi khó khăn. Đồng thời, nó cũng thể hiện sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên.
bonsai thế ký đá
Bonsai bám đá thể hiện dự kết hợp hài hòa của tự nhiên

Thế trung bình cong

Thế trung bình cong trong nghệ thuật bonsai là dạng cây cảnh có thân uốn cong, như hình dạng của một con rồng. Các cành, nhánh hướng ra từ trung tâm và lan tỏa về các hướng khác nhau, tạo ra một hình ảnh cân đối và hài hòa.

Trong nghệ thuật bonsai, thế trung bình cong thường được áp dụng để tạo ra bộ kiểng tam tài, bao gồm ba cây có kích thước và hình dáng tương đương nhau. Mỗi cây đại diện cho một yếu tố trong vũ trụ: Thiên, Địa và Nhân. Đây là biểu tượng của sự cân bằng và hoà hợp giữa các yếu tố trong tự nhiên và con người.

cây bonsai thế trung bình cong
Thê strung binh cong thể hiện sự uyển chuyển, cân đối

Thế ngũ nhạc

Thế ngũ nhạc là một sáng tạo trong nghệ thuật bonsai, được lấy cảm hứng từ hình ảnh của năm vị bô lão ngồi uống trà và trò chuyện hoặc núi Ngũ Hành Sơn. Trong thế này, năm cây bonsai có hình dáng và kích thước khác nhau sẽ được trồng trong một chiếc chậu lớn.

Tuy nhiên, để tạo ra thế ngũ nhạc, người làm bonsai cần phải có một con mắt thẩm mỹ nhạy bén, có khả năng phối hợp và kết nối các cành cây với nhau một cách mượt mà. Điều này giúp tạo ra một tổng thể hài hòa, mà mỗi cây đều hòa nhập vào không gian chung một cách tự nhiên, không thể tách rời.

Bonsai thế rừng cây

Trong quá trình tạo hình thế rừng cây, việc quan tâm đặc biệt đến mối quan hệ giữa các thân cây và cách khắc họa đường viền tán cây trong quần thể là rất quan trọng. Các cây có chiều cao khác nhau được trồng sao cho tạo ra cảm giác như đang nhìn vào một khu rừng tự nhiên.

bonsai thế rừng xanh
Thế rừng xanh tạo cảm giác như đang nhìn thấy một khu rừng tự nhiên

Thế long mã hồi đầu

Thế long mã hồi đầu trong nghệ thuật bonsai là sự kết hợp giữa hai cây (một to và một nhỏ), có thể trồng tách biệt hoặc chung gốc. Phần rễ của cây thường nổi lên mặt đất, tạo ra một bức tranh gồ ghề giống như chân thú.

  • Cây to đại diện cho “long”: Phần thân của nó thường lớn và cứng cáp, mang hình dạng của một con rồng, với các cành nhánh phân ra theo hình tứ diện. Phần ngọn của cây thường được uốn cong mạnh mẽ và xòe ra xung quanh, tạo ra hình ảnh uốn lượn theo hướng đi xuống.
  • Cây nhỏ đại diện cho “mã”: Phần thân của cây nhỏ thường to và phát triển theo hướng nằm ngang so với bề mặt chậu, mô phỏng hình dáng của một con ngựa nằm và quay đầu về phía sau. Phần ngọn của cây thường được uốn cong ngược lại, tạo ra một hình ảnh mềm mại nhưng vẫn đầy uyển chuyển.
thế long mã hồi đầu
Thế long mã hồi đầu được xem là một trong những thế cây cảnh đẹp nhất

Thế long đàn phượng vũ

Thế long đàn phượng vũ trong nghệ thuật bonsai mô tả hình ảnh của một con phượng hoàng múa trên lưng của một con rồng. Đây là một trong những thế cây cảnh to lớn và phức tạp, đòi hỏi sự chuyên môn và kỹ thuật cao. Thực tế, để tạo ra thế long đàn phượng vũ thành công, cần phải kết hợp ít nhất hai cây bonsai.

  • Trong cây thứ nhất, phần thân và rễ thường được uốn cong theo hướng ngẩng lên, tạo ra hình ảnh của một đầu rồng. Khi điều này diễn ra từ gốc cây đến ngọn, thân cây thường được uốn cong và hạ thấp hơn, và các chi nhánh tạo thành các đám mây bao quanh, tượng trưng cho hình ảnh đầu rồng với các đám mây.
  • Ở cây thứ hai, hai phần rễ thường chẻ ra, mô phỏng hình ảnh của chân phượng, trong khi phần thân của cây nằm ngang và ôm sát phần thân của cây thứ nhất. Các cành thường được uốn cong mềm mại và uyển chuyển, tạo ra hình ảnh của cánh phượng như đang múa bay.

Vừa rồi là top các thế cây cảnh đẹp nhất hiện nay mà Mê cây cảnh đã tổng hợp lại. Nhìn chung, cây bonsai có khá nhiều dáng và thế cây đa dạng điều này đem đến vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ và tạo ra giá trị nghệ thuật cho cây. Có những thế cây mà khi vừa nhìn vào đã thấy đẹp lại có những thế cây mà người nhìn mất rất nhiều thời gian mới khám phá ra vẻ đẹp tiềm ẩn từ bên trong của nó. Hy vọng với các thế cây cảnh trên đây có thể giúp bạn tham khảo và chọn ra được thế cây phù hợp với mình. Chúc các bạn có thật nhiều niềm vui trong nghệ thuật chơi cây bonsai.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *